Tết cổ truyền Chol Chnam Thmey

Lễ hội

Vương quốc Campuchia được mệnh danh là một trong những vùng đất linh thiêng bậc nhất tại khu vực Đông Nam Á. Nơi đây không những nổi bật với quần thể Angkor hùng vĩ mà còn nổi bật với nhiều lễ hội đặc sắc, trong đó không thể không kể đến ngày tết Campuchia. Nếu có cơ hội du lịch Campuchia vào đúng dịp lễ hội, du khách sẽ có cơ hội trải nghiệm nét văn hóa vô cùng đặc sắc của người dân nơi đây. Và chắc hẳn ai ai cũng bị “níu chân” trải nghiệm trọn vẹn những ngày tết tại xứ chùa tháp này.

Tết Campuchia – Những ngày tết lớn nhất tại xứ sở chùa tháp

Tết Campuchia là ngày tết cổ truyền lớn nhất trong năm tại xứ chùa tháp linh thiêng. Đến với ngày hội lớn của nhân dân Campuchia, du khách sẽ có cơ hội hòa mình vào không khí náo nhiệt, ấm cúng nhưng cũng vô cùng đặc sắc với các hoạt động mang đậm bản sắc của người dân nơi đây. Nếu có cơ hội đặt chân đến Campuchia vào đúng dịp tết của người Khmer, bạn nhất định không nên bỏ qua những ngày hội lớn như:

Tết cổ truyền Campuchia

Tết cổ truyền Campuchia hay còn gọi là Chol Chnam Thmay hoặc là Chaul Chnam Thmay. Đây là một trong những lễ hội lớn mừng năm mới theo lịch cổ truyền của người dân khmer. Ngoài Campuchia, đây cũng là dịp lễ tết của nhiều nước khác như Lào, Thái Lan, Myanmar, Siri Lanka.

Nguồn gốc của ngày lễ này bắt nguồn từ lòng tin của người dân về một vị thần trên trời được sai xuống để chăm lo cho đời sống của người dân trong năm. Do đó, hàng năm ngày này được định làm ngày lễ hội, tết cổ truyền của toàn dân Campuchia. Trong dịp lễ đặc biệt này, các hoạt động vui chơi như đốt đèn trời, đốt ông lói, đánh lửa,…được khắp nơi thực hiện.

Thời gian tổ chức ngày tết cổ truyền Campuchia là khoảng giữa tháng 4 dương lịch (đầu tháng Chét trong lịch Phật giáo Khmer – Ngày 13 – 15/4 dương lịch). Dịp lễ này sẽ kéo dài trong 3 ngày đối với năm thường và 4 ngày đối với năm nhuận. Mỗi ngày tết lại có tên gọi khác nhau:

– Ngày đầu tiên: Maha Songkran (Chôl sangkran thmây):

+ Ngày Maha Songkran sẽ diễn ra lễ rước đại lịch. Trong ngày này, mọi ngày tắm gội sạch sẽ, mặc quần áo mới và mang cỗ, lễ lên chùa vào giờ tốt đã được chọn lựa (không phân biệt buổi sáng hay buổi chiều).

+ Ngày đầu tiên của tết Campuchia mọi người thường mang theo các lễ vật như nhang đèn, hoa quả đến chùa để làm lễ rước đại lịch, Maha Songkran.

– Ngày thứ hai: Wanabat (Wonbơf):

+ Ngày Wanabat là ngày lễ dâng cơm và đắp núi cát. Mỗi gia đình tại Campuchia sẽ làm cơm dâng lên các vị sư, sãi tại chùa vào buổi sáng hoặc trưa. Lễ dâng cơm này sẽ được các nhà kinh tụng kinh để làm lễ tạ ơn những người làm ra và mang vật thực đến chùa.

+ Vào buổi chiều, lễ đắp núi cát được tiến hành để tìm phúc duyên. Mọi người đắp cát thành nhiều núi nhỏ gồm có tám hướng, đắp một núi cát ở vị trí trung tâm để cầu nguyện.

– Ngày thứ ba có tên: Tngai Laeung Saka (Lơng săk):

+ Khác với 2 ngày tết đầu tiên, ngày thứ 3 có tên là Tngai Laeung Saka là ngày lễ tắm tượng Phật và tắm sư. Vào buổi sáng, mọi người sẽ dâng cơm lên các sư trên chùa, họ lắng nghe thuyết pháp. Buổi chiều, đốt nhang, dân lễ nhang, dâng nước có ướp hương thơm đến để tham gia lễ hội tắm Phật để gột rửa những điều không may của năm cũ và sang năm mới sẽ có nhiều điều tốt đẹp hơn.

+ Sau lễ tắm Phật, mọi người tắm cho các vị sư sãi cao niên và rước các nhà sư đến nghĩa trang để cầu siêu cho linh hồn người quá cố. Cuối cùng, mọi người về nhà tắm tượng Phật tại nhà, làm cỗ chúc phúc cho ông bà, cha mẹ để xin tha thứ cho những thiếu sót của năm cũ.

Trong những ngày này, mọi người thường đi thăm hỏi lẫn nhau, chúc phúc tài lộc, sức khỏe, phát đạt và cùng nhau tham gia các hoạt động vui chơi trong ngày tết. Tất cả người dân Campuchia sẽ ăn mặc đẹp, quét dọn sửa sang nhà cửa để đón năm mới. Mọi công tác chuẩn bị được thực hiện chu toàn tương tự như dịp tết cổ truyền của người Việt.

Tuy nhiên, thời khắc đón giao thừa trong ngày tết cổ truyền của người dân Campuchia có khác với người Việt Nam. Họ không quy định thời khắc giao thừa vào đêm 30 tết như người Việt mà thời khắc giao thừa có thể vào sáng, trưa, chiều, tối ở các giờ khác nhau tùy thuộc vào các sư trên chùa xem giờ đẹp và thông báo lại.

Nếu có cơ hội đến với đất nước Campuchia vào đúng dịp tết cổ truyền của người dân Khmer du khách chắc chắn sẽ có được những trải nghiệm vô cùng thú vị. Đây cũng là dịp để bạn trải nghiệm nét văn hóa đặc sắc của người dân Campuchia, hòa mình vào niềm vui chung của cả đất nước xinh đẹp này.

Lễ hội té nước tại Campuchia

Bên cạnh 3 ngày tết cổ truyền vô cùng đặc sắc tại Campuchia, du khách còn có cơ hội tham gia vào một trong những lễ hội lớn bậc nhất trong năm tại xứ sở chùa tháp này đó chính là lễ hội té nước. Ngày hội này không những khiến du khách thập phương háo hức chờ đợi mà ngay chính người dân Campuchia cũng mong chờ đến ngày hội này.

Thời gian tổ chức lễ hội té nước trùng với thời gian ngày tết cổ truyền Campuchia diễn ra là ngày 13 – 15/4 dương lịch. Người dân sẽ tiến hành lễ hội té nước cùng với ngày tết Chol Chnam Thmay của người Khmer. Ngày hội này mang đến nét đặc sắc riêng, thay vì chúc nhau những lời chúc may mắn, mọi người sẽ té nước vào nhau để mong cho những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với tất cả.

Trong ngày hội té nước, người dân Campuchia sẽ mang hoa tươi, lễ vật đến chùa nghe giảng kinh pháp, thực hiện các nghi lễ truyền thống tại đây. Đặc biệt, trong những ngày này đường phố được trang trí hoa tươi đẹp mắt, mọi người cùng nhau thưởng thức các món ăn truyền thống của người Khmer cùng với rượu thốt nốt cổ truyền. Hầu hết, du khách du lịch đến Campuchia vào dịp lễ này đều có được những trải nghiệm hết sức thú vị đến mức “quên cả lối về”.

Lễ hội đua thuyền Bon Om Touk tại Campuchia

Nhắc đến những lễ hội đặc sắc bậc nhất tại xứ sở chùa tháp thật thiếu sót nếu như bỏ qua lễ hội đua thuyền Bon Om Touk nổi tiếng bậc nhất tại đây. Đây là lễ hội truyền thống của người Khmer để chứng minh sự tài năng, nhanh nhẹn, kiên trì, niềm tự hào dân tộc, tinh thần đoàn kết, lòng yêu nước,… của người dân nơi đây.

Lễ hội nước Bon Om Touk thường diễn ra từ ngày 21 – 23/11 hàng năm tại Biển Hồ (Tonle Sap) ở thành phố Phnom Penh. Nếu muốn tham gia vào ngày lễ lớn của người Khmer này bạn nên chú ý sắp xếp lịch trình hợp lý, book khách sạn sớm để đảm bảo chuyến đi của bạn không bị gián đoạn hay bị lệch lịch trình.

Trong thông điệp chúc mừng năm mới gửi tới đồng bào cả nước, Thủ tướng Vương quốc Campuchia Samdech Moha Bovor Thipadei Hun Manet nêu bật quyết tâm của Chính phủ khóa VII trong việc tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội đất nước, nâng cao đời sống của người dân.

Theo ông, năm 2023 vừa qua, dưới sự lãnh đạo của Chính phủ Hoàng gia, nhân dân Campuchia đã đạt được nhiều thành quả đáng ghi nhận. Trong đó, có việc tổ chức thành công Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 32, Đại hội Thể thao Người khuyết tật Đông Nam Á lần thứ 12, cuộc bầu cử Quốc hội khóa VII và mới đây là bầu cử Thượng viện khóa V.

Năm 2023, nền kinh tế Campuchia tăng trưởng 6,5%; năm 2024, ước tính có thể đạt mức 6,6%. Tổng kim ngạch thương mại quốc tế năm 2023 đạt hơn 47,87 tỷ USD, trong đó xuất khẩu hàng hóa đạt hơn 23,47 tỷ USD. GDP tính theo đầu người của Campuchia ở mức 1.785 USD năm 2022, tăng lên 1.917 USD năm 2023 và dự đoán có thể đạt 2.071 USD trong năm 2024.

Về nông nghiệp, năm 2023, Campuchia đã xuất khẩu hơn 8,5 triệu tấn nông sản, trong đó có 664 nghìn tấn gạo và 2,7 triệu tấn lúa, sang 78 quốc gia. Trên lĩnh vực du lịch, năm vừa qua, đất nước Chùa Tháp đón hơn 5,45 triệu khách quốc tế, tăng 139,50% so cùng kỳ năm trước đó; cùng hơn 18,7 triệu khách nội địa, tăng 34,50%.

Tiếp xúc với phóng viên Báo Nhân Dân tại bến xe trên quốc lộ 5, bà Sophea, một hành khách đi xe về quê ở tỉnh Battambang (tây bắc Campuchia) cho biết, gia đình bà rất vui mừng được đi xe miễn phí về nhà ăn Tết. Đây là một điều tốt đẹp, cho thấy Chính phủ quan tâm chăm lo cho người dân.

Tết Chol Chnam Thmey là lễ hội lớn nhất trong năm tại Campuchia, là dịp để văn hóa truyền thống và tình cảm gắn bó cộng đồng của dân tộc Khmer được thể hiện rõ nét.

Trong ngày đầu tiên của Tết Chol Chnam Thmey, chị Ka Saroun, 27 tuổi, cùng gia đình bày bán đồ thủ công mỹ nghệ tại lễ hội Sangkran, tổ chức tại khu vực chùa Wat Phnom, Phnom Penh. Đồ lưu niệm tại quầy chủ yếu là hàng thủ công do phụ nữ, người già neo đơn và cựu chiến binh sản xuất.

“Những mặt hàng này chủ yếu là từ gỗ thốt-nốt, mây tre và bông vải sợi. Chúng tôi muốn giới thiệu sản phẩm truyền thống của Campuchia đến khách du lịch trong nước và quốc tế. Đồng thời, qua đó cũng giúp cho bà con có thêm thu nhập để trang trải cuộc sống”.

Cũng theo chị Ka Saroun, kinh tế Campuchia sau dịch Covid-19 đang hồi phục và phát triển trở lại. Doanh thu bán hàng của chị tại Siem Reap trong dịp Tết năm ngoái cho tới nay đã tăng lên rõ rệt.

Trong những ngày Tết Khmer, tại Thủ đô Phnom Penh và các địa phương của đất nước Chùa Tháp diễn ra nhiều nghi lễ và chương trình, như đón Thần Năm mới, rước tượng Phật, đắp núi cát, tắm Phật, biểu diễn nghệ thuật, múa truyền thống, cùng các trò chơi dân gian.

 

 

 

 

 

 

 

 

Ảnh tổng hợp

Thông tin chi tiết

Địa điểm

Campuchia

Tác giả

Trần Thị Thủy

Đề xuất

Hạn chế

📅 21/04/2025 🌙 24/03/2025