Làng Mingun

Điểm Du lịch

 

Làng cổ Mingun nằm bên dòng sông Ayeyawadi nổi tiếng. Nơi đây hội tụ rất nhiều những “báu vật” của xứ sở vạn chùa. 

Bạn có thể đến làng cổ Mingun từ Mandalay bằng cách di chuyển bằng tàu. Thời gian di chuyển có thể mất tới 1 tiếng đồng hồ, tuy nhiên bạn sẽ được trải nghiệm khung cảnh vô cùng tuyệt vời khi hai bên bờ sông Ayeyawadi có sự khác nhau rõ ràng: một bên bờ là thành phố ồn ào, náo nhiệt còn một bên là những bãi cát vàng yên ả, tĩnh lặng cùng với những ngôi nhà ngói nhỏ phía xa. 

Làng cổ Mingun nằm rất gần Mandalay nhưng lại không bị ảnh hưởng bởi nhịp sống ồn ào và sôi động tại đây mà luôn mang vẻ đẹp hiền hòa, yên bình của một làng quê với lịch sử văn hóa lâu đời từ xa xưa. 

Ngôi chùa cổ Hsinbyume với màu trắng muốt, cùng những đường lượn sóng mềm mại khác hẳn so với những ngôi chùa tại Myanmar là điểm check in không thể bỏ qua khi tới làng cổ Mingun. Ngôi chùa này nằm ở phía Tây của dòng sông Irrawaddy. Ngôi chùa này gắn với chuyện tình đẹp của vị hoàng tử Bagydaw với hoàng hậu Hsinbyume. Hoàng hậu vì sinh con mà không may qua đời, hoàng tử do quá tiếc thương mà đã cho xây dựng ngôi chùa này và lấy tên của vị cố hoàng hậu để đặt tên. 

Với thiết kế ngôi chùa được mô phỏng theo hình của ngôi đền Sulamani tại ngọn núi thần Meru – ngọn núi được cho là trung tâm của vũ trụ nằm ở phía đông bắc Tanzania, ngôi chùa là điểm thu hút chỉ sau chùa vàng Shwedagon ở thành phố Yangon. 7 lớp hành lang lượn sóng bao quanh chùa chính là hình ảnh của 7 ngọn núi bao xung quanh. 


 

làng cổ Mingun

Điểm đến đầu tiên ở làng là phế tích còn dang dở của chùa Mingun, một công trình đầy tham vọng của vua Bodawpaya. Ngôi chùa khổng lồ này được khởi công vào năm 1790 và dự kiến xây cao tới 150m, nhưng sau đó đã bị ngừng giữa chừng vì lời tiên tri: nhà vua sẽ chết khi chùa xây xong. Mặc dù không bao giờ được hoàn thành nhưng phế tích này vẫn sừng sững như một quả đồi nhỏ, đủ để hậu thế chiêm ngưỡng và thán phục. Những vết nứt khổng lồ sau trận động đất năm 1838 không những không phá hủy mà còn làm tăng thêm vẻ ấn tượng cho di sản này.

Cả một ngôi chùa to, nhưng ban thờ rất nhỏ. Sau khi vào trong lễ chùa, chúng tôi leo lên cao bằng đôi chân trần để chiêm nghưỡng khung cảnh làng từ trên cao. Phía xa xa là chùa  trắng Hsinbyume.

Cách chùa Mingun không xa là chiếc chuông lớn nhất thế giới nặng tới 90 tấn, được đúc riêng cho chùa nhưng đã không bao giờ được sử dụng. Đây là chiếc chuông được bảo tồn lớn nhất thế giới. Chuông Mingun ban đầu được dự định đặt trên đỉnh tháp Mingun sau khi tháp được sửa chữa, nhưng vì ngọn tháp không được hoàn thành nên chuông được treo bên cạnh nó. Khung sắt được sử dụng ở chuông hiện tại đã được xây dựng lại vào năm 1896. Các dầm gỗ cũ đã bị hư hại trong trận động đất lớn. May mắn thay, chiếc chuông lớn vẫn còn nguyên vẹn, nhưng nó đã nằm yên tĩnh trên mặt đất trong nhiều thập kỷ.

 

Từ nơi đặt quả chuông Mingun, tôi lững thững đi bộ một mình 200 m đến chùa Hsinbyume, ngôi chùa do vua Bagyidaw xây dựng năm 1816 để tưởng nhớ người vợ của mình là hoàng hậu Hsinbyume. Ngay tại cổng chùa tôi đã thực sự ấn tượng với vẻ đẹp dịu dàng thanh thoát của ngôi chùa mặc dù đã được xem rất nhiều ảnh đẹp của bạn bè về ngôi chùa này. Một tòa bảo tháp màu trắng tinh được xếp chồng lên nhau, được bao quanh bởi một tòa tháp bảy tầng lượn sóng.

Kiến trúc chùa mô phỏng theo hình mẫu núi thần Meru, ngọn núi được cho là trung tâm của vũ trụ, với bảy lớp hành lang trắng muốt uốn lượn tượng trưng cho bảy ngọn núi xung quanh. Tầng hai của ngôi chùa là một hành lang khổng lồ, trên tầng ba có rất nhiều bảo tháp thờ tượng Phật nhỏ.

Bảo tháp dang dở Pahtodawgyi

Pahtodawgyi là một bảo tháp chưa hoàn chỉnh tại làng cổ Mingun. Nằm cách thành phố Mandalay khoảng 10km về phía Tây Bắc, bảo tháp là địa điểm du lịch thu hút đông đảo du khách. 

Bảo tháp này được xây dựng vào năm 1790 dưới đời vua Bodawpaya với nguyện vọng xây nên ngôi chùa theo kiểu kim tự tháp lớn nhất thế giới. Nếu hoàn thành, ngọn bảo tháp sẽ cao khoảng 150 mét, trở thành kiến trúc Phật giáo bằng gạch lớn nhất trên thế giới. Tuy nhiên, đến năm 1797 công trình vĩ đại này bị tạm ngừng xây dựng do kinh tế suy yếu và mãi mãi bị dang dở do nhà vua qua đời. 

Hiện nay, phế tích Pahtodawgyi chỉ cao khoảng 50 mét với diện tích rộng 140 m2. Năm 1838, do trận động đất lớn đã làm cho phần trên của tòa tháp đổ xuống và tạo nên những vết nứt lớn ở 2 cửa chính. Nhưng những vết nứt này lại tạo điểm nhấn độc đáo vô cùng thu hút.

Đi vòng quanh tháp, bạn sẽ thấy được những màu sắc không đồng đều của 4 mặt bảo tháp do không được tiếp xúc ánh sáng. Lối vào bảo tháp rất nhỏ nhưng bên phía trong lại vô cùng rộng rãi. 

Chuông Mingun – quả chuông treo duy nhất trên thế giới còn nguyên vẹn

Tại làng cổ Mingun, người dân rất trân trọng và bảo vệ chuông Mingun. Nằm cách tòa bảo tháp Pahtodawgyi không xa, bạn có thể di chuyển đến đây bằng cách đi bộ từ bảo tháp. Được xây dựng từ năm 1808 dưới thời vua Bodawpaya, chủ yếu với mục đích để thờ phụng. 

 

làng cổ Mingun

Chuông Mingun nổi tiếng tại làng cổ Mingun

Chiếc chuông nặng tới 90 tấn, chiếc chuông được đúc riêng cho chùa Mingun nhưng chưa bao giờ được sử dụng. Thanh gỗ đỡ chuông đã bị hư hại và hỏng trong trận động đất vào năm 1838. Khung sắt để treo quả chuông đã được làm lại vào năm 1896 dưới sự giúp đỡ của người Anh. Quả chuông có chiều cao hơn 4 mét và miệng chuông rộng tới 5 mét.

Đôi linh vật nổi tiếng tại làng cổ Mingun

Tọa lạc ngay gần bờ sông Ayeyarwady, đôi linh vật Chinthe nửa sư tử này là một trong những điểm thu hút du khách khi đến với làng cổ Mingun. Tuy nhiên, cũng do chịu ảnh hưởng của trận động đất vào năm 1838 mà đôi linh vật này đã không còn nguyên vẹn, du khách đến đây chỉ còn có thể thấy được phần phân của bộ đôi linh vật này. Tuy nhiên đây vẫn là một trong những điểm đến nổi tiếng hấp dẫn nhiều du khách khi chứng kiến tận mắt kích cỡ khổng lồ của nó.

 

làng cổ Mingun

Đôi linh vật sau trận động đất năm 1838

Thông tin chi tiết

Địa điểm

Myanmar

Tác giả

Nguyễn Đức Trung

Đề xuất

Hạn chế

📅 22/02/2025 🌙 25/01/2025