Lễ cúng Yang Koi của người Mạ

Lễ hội

             Dân tộc Châu Mạ còn được gọi bằng các tên khác như: Chê Mạ, Chau Mạ, Mạ Xôp, Mạ Tô, Mạ Ngan, Mạ Xrê… Theo con số liệu thống kê vào năm 1999, số người Châu Mạ đứng thứ 10 trong tổng số hơn 40 dân tộc của Việt Nam. Họ tập trung đông nhất ở ấp Hiệp Nghĩa thuộc thị trấn Định Quán, và Tà Lài thuộc huyện Tân Phú, ở các các xã khác như Phú Sơn, Phú Bình… cũng khá đông. Trong một năm, người Mạ tổ chức rất nhiều nghi lễ cúng. Trong đó, lễ cúng Yang Koi được xem là lễ cúng lớn nhất trong năm của người Mạ. Thời gian cúng thường diễn ra vào tháng hai đến tháng ba âm lịch, đó là thời điểm người Mạ đã thu hoạch mùa màng xong.Trước đây lễ cúng thường được tổ chức ở nhà dài nhưng những năm gần đây vì kết cấu cộng đồng đã có nhiều thay đổi nên mỗi nhà sẽ tự tổ chức theo điều kiện nhà mình.

           Lễ Yang Koi là lễ cúng thần lúa – cúng lúa mới của đồng bào dân tộc Mạ. Lễ được tổ chức sau khi kết thúc mùa thu hoạch của đồng bào. Lễ Yang Koi là tín ngưỡng của người Mạ. Lễ nhằm mục đích cảm tạ các vị thần (thần mặt trời, thần nước, thần đất… ) đã giúp cho người dân có một mùa màng bội thu cho họ có cái ăn, cái mặc và lễ cũng là nghi thức để con người cầu mong các vị thần tiếp tục phù hộ, chở che để cho con người cái ăn cái mặc cuộc sống no đủ những năm tiếp theo.

           Thời gian cúng thường tổ chức vào tháng 2 đến tháng 3 âm lịch, khi người Mạ đã thu hoạch xong mùa màng, với sự tham gia của cả bon (làng), thậm chí cả cộng đồng dân cư sinh sống quanh đó. Trước buổi lễ, những người có trách nhiệm sẽ chọn một ngọn núi được xem là nơi thần linh ngự trị sẽ được chọn để làm lễ. Người cúng là người có uy tín trong cộng đồng thay mặt dân làng hành lễ, cầu xin phúc đến, họa trừ cho mọi người.

           Trước đây, lễ cúng được tổ chức tại nhà dài nhưng gần đây do kết cấu cộng đồng có sự thay đổi nên mỗi dòng họ, mỗi nhà tùy theo điều kiện tự tổ chức.

           Để chuẩn bị lễ người dân dùng cây tre làm cây Nêu, cây Nêu - một biểu tượng không thể thiếu trong lễ Yang Koi, cây Nêu sẽ được làm thành 3 bậc mỗi bậc có 1 biểu tượng khác nhau, phần trên cùng của cây Nêu là các vị thần linh, phần ở giữa là tổ tiên, phần dưới cùng là con người. Ðể chuẩn bị cho lễ cúng, đàn ông Mạ vào rừng chọn những cây tre cao, thẳng đem về khoảng sân để hành lễ. Chính giữa cây tre cắm chùm gai mây tượng trưng cho bông lúa. Cây tre được phân chia thành nhiều nấc với các hình vuông, tròn bao trùm và tỏa xuống phía dưới gốc có nhiều dây trang trí các hình tượng con dê bằng lạt tre rất sinh động. Những hoa văn theo các hình học vẽ trên các vật trang trí đều thể hiện qua các tay dan, các dây nối được kết từ gốc lên đến ngọn và thẳng lên trời cao. Cây tre này sẽ được phân chia thành nhiều nấc với các hình tròn, hình vuông, bao trùm và tỏa xuống dưới gốc với nhiều dây trang trí có nhiều hình tượng con vật được đan bằng lạt tre rất sinh động. Hai cây tre này sẽ được chôn ngay trước sân, ở mỗi bông xòe ra sẽ cài lên đó một cái chén cơm nhỏ. Dưới gốc cây tre sẽ đặt những chóe rượu cần. Lễ vật được chuẩn bị là tùy theo điều kiện kinh tế của người dân trong buôn làng mà già làng sẽ đứng ra làm chủ tế. Ở mỗi hộ, tùy vào điều kiện kinh tế mà gia chủ có thể giết gà, heo, vịt, trâu hoặc dê để làm lễ cúng hoặc tự gia chủ cúng, không mời Bà Bóng và Thầy Cúng.

            Lễ vật tùy theo điều kiện kinh tế của buôn làng mà già làng đứng ra làm chủ tế. Ở từng hộ riêng, tùy khả năng mà gia chủ giết gà, vịt, heo, dê hoặc trâu để làm lễ cúng dâng lên vị thần và gia chủ tự cúng. Lễ vật được người Mạ dâng lên thần linh tùy vào kinh tế của mỗi gia đình như: trâu, bò, lợn, gà, dê, lúa mới, rượu cần … để cảm tạ các vị thần trong thời gian qua.

           Nghi thức Lễ được trưởng họ, người có uy tín hay già làng đứng ra thay mặt dân làng dâng lễ vật lên các vị thần tạ ơn các vị thần đã cho mua màng bội thu và cầu mong những năm tiếp theo dân làng sẽ có cuộc sống no đủ, bình yên… Lời khấn vái có tiết tấu và nhịp điệu, nội dung cụ thể và không được van lơn như lời khấn vái người Kinh vẫn dùng: “Ơ Thần Lúa! Lúa ở dưới nước, dưới bùn hãy về nhà ăn thịt gà, vịt với tôi. Đây là lần cuối tôi được thu mùa. Tôi lạy Thần Lúa, lạy Thần Đất đã ban cho tôi được mùa màng bội thu” hoặc “Năm nay tôi đã uống mừng lúa. Tôi cúng heo cho Thần Lúa để mong cho lúa ăn không hết. Tới năm sau làm nữa thì sẽ có nữa. Mong Thần Lúa đừng để tôi đói, tôi làm rẫy sẽ có cơm ăn. Tôi mời Thần Lúa về ăn con heo, uống rượu và ăn cơm nếp. Tôi mừng Thần Lúa. Tôi ăn cơm đến mùa tới. Sang năm tôi lại làm 3 lần mời Thần Lúa ăn. Trước tháng 4 tôi cúng con gà. Bắt đầu tháng 7 tôi cúng Thần con vịt. Tháng 11 tôi sẽ có thêm nhiều lúa, tôi cúng Thần Lúa con heo. Năm nay Thần Lúa hãy cho tôi ăn, tôi sẽ làm nữa để lại có cơm ăn…”

u_66f2d4d2a69ae4.14710925.jpg

                                                   (Hình ảnh: Người uy tín đang thực hiện nghi lễ cúng tại lễ Yang Koi)

           Sau khi tiến hành xong nghi thức lễ, lúc này mọi người sẽ đi vòng quanh đánh cồng chiêng, ca hát và chơi các trò chơi dân gian… để thể hiện niềm vui hạnh phúc khi được các vị thần bao bọc che chở cho cái ăn cái mặc cho cuộc sống đủ đầy đến ngày hôm nay. Sau nghi lễ cúng tế của già làng, bà con dân tộc Mạ cùng nhau thưởng thức lễ hội ẩm thực, tiếng cồng chiêng hoà nhịp theo các bài hát, điệu nhảy múa của các cô gái, chàng trai tạo nên không khí rộn ràng với mong ước cho một vụ lúa mới bội thu.

           Theo truyền thống, lễ Yang Koi (chủ yếu là phần hội) có thể chơi kéo dài đến 3 ngày đêm, có khi cả tuần lễ. Nhưng ngày nay thường diễn ra trong một ngày một đêm. Dẫu quy mô, nghi thức đã giản tiện hơn trước đây nhưng lễ cúng Yang Koi vẫn được tôn trọng trong đời sống tâm linh của đồng bào dân tộc Mạ. Đây là lễ cúng mà người Mạ quan niệm rằng vị thần này liên quan trực tiếp đến lương thực của cuộc sống cộng đồng họ.

u_66f2d5689df187.40937113.jpg

                                                       (Hình ảnh: Người dân đi vòng quanh đánh cồng chiêng)

Thông tin chi tiết

Địa điểm

Tỉnh Đồng Nai

Tác giả

Nguyễn Thị Thanh Hiền

Đề xuất

Hạn chế

📅 22/02/2025 🌙 25/01/2025