Lễ giỗ Quan lớn Trà Vong

Lễ hội

Tập tục thờ cúng Quan lớn Trà Vong đã có từ rất lâu đời nên nó gắn bó với đời sống cũng như trở thành hình thức tín ngưỡng dân gian của người dân Tây Ninh. May mắn rằng, hiện nét đẹp văn hóa này vẫn còn được người địa phương gìn giữ và tổ chức hằng năm. Cũng chính nhờ vào Lễ giỗ Quan lớn Trà Vong mà nơi này thu hút đông đảo các tín đồ tôn giáo khắp tứ phương về đây tụ họp. 

Tập tục thờ cúng Quan Lớn Trà Vong là nghi thức chiêm bái ba anh em: ông Huỳnh Công Giản, Huỳnh Công Thắng, Huỳnh Công Nghệ. Cùng với tập tục đó là Lễ giỗ Quan lớn Trà Vong cũng là một nét tín ngưỡng dân gian đặc biệt mà chỉ có vùng đất Thánh này sở hữu. Ý nghĩa của ngày giỗ này chính là để gửi lòng tri ân, biết ơn của nhân dân Tây Ninh đối với các anh hùng liệt sĩ đã có công bảo vệ và xây dựng đất nước. Lễ giỗ Quan lớn Trà Vong không chỉ có người bản địa tham gia mà còn được nhiều người biết đến và hội tụ.

Với mục đích nhằm tưởng nhớ việc ông Quan lớn Trà Vong khẩn hoang lập ấp, giữ gìn bờ cõi và biên cương của nước nhà, người dân đã lập đình miếu, đền thờ để ngày đêm nhang khói. 

Thời gian: Kéo dài từ tháng 2 - 4 âm lịch hằng năm.

Địa điểm: Đền thờ Quan lớn Trà Vong, ấp Tua Hai, Đồng Khởi (Châu Thành). 

Thời gian diễn ra Lễ giỗ Quan lớn Trà Vong dài như vậy là vì có nhiều nghi thức phức tạp và công phu. Cụ thể, từ ngày 15 - 16/2 âm lịch, buổi lễ tiến hành cúng tế tưởng nhớ công thần và nghi thức cầu an cho người dân. Ngày 20 - 21/2 âm lịch, giỗ được di chuyển đến đền thờ Quan lớn Trà Vong Suối Vàng (thuộc ấp Thạnh Trung, xã Thạnh Tân, Tây Ninh) để tổ chức. 

Đến mùng 6/4 âm lịch thì giỗ được tổ chức tại mộ và đền thờ của ông Huỳnh Công Thắng (tại xã Cẩm Giang, huyện Gò Dầu). Riêng ông Huỳnh Công Nghệ do khi xưa nhân dân chôn giữa rừng nên bây giờ đã bị lạc mồ mả. Đền thờ ông hiện tại bờ rạch Vàm Bảo, huyện Bến Cầu.

Mở đầu lễ hội Tây Ninh này là nghi thức rước sắc Thần từ mộ Quan lớn Trà Vong. Tiếp đến người dân, các chủ tế sẽ thực hiện nghi lễ bày tỏ lòng tri ân tiền nhân đã có công mở cõi, giữ đất.

Nhân dịp giỗ này, đại diện chính quyền địa phương và các cựu chiến binh cũng tham dự để dâng hoa tưởng niệm những chiến sĩ đã hy sinh anh dũng trong các cuộc kháng chiến chống lại bọn xâm lược, phản quốc. Nhìn chung thì nghi thức giỗ 3 anh em giống với lễ hội đình trong khu vực Tây Ninh. Những lễ vật dùng để dâng lên cúng dường thường là thức ăn mặn, hương, hoa, heo, gà, đèn, nến... 

Các chủ tế, lễ sinh, ban cổ nhạc tham dự tấu các giai điệu dân tộc khi hành lễ để tăng thêm tính nhộn nhịp và đúng chuẩn nghi thức tín ngưỡng. Đặc biệt, đối với Lễ giỗ của ông Huỳnh Công Giản, ban tổ chức còn mời các đoàn hát bội biểu diễn cho những người tham dự xem. Nhiều nơi khác còn tái hiện lại các hình thức sinh hoạt văn hóa mang đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc để truyền bá thêm về lối sống thú vị của người dân nơi đây.

Lễ giỗ Quan lớn Trà Vong, nét tín ngưỡng đặc biệt của người dân Tây Ninh 2

Đại diện địa phương, các chiến sĩ đang công tác tại đây cũng tham dự nhằm bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến công lao to lớn của các ông nhà họ Huỳnh

Lễ giỗ Quan lớn Trà Vong, nét tín ngưỡng đặc biệt của người dân Tây Ninh 3

Nghi thức dâng Sắc Ấn và Sắc Phong lên Quan lớn Trà Vong

Lễ giỗ Quan lớn Trà Vong, nét tín ngưỡng đặc biệt của người dân Tây Ninh 4

Trang phục của những chủ tế và lễ sinh phải nghiêm chỉnh với chiếc áo dài truyền thống

Lễ giỗ Quan lớn Trà Vong, nét tín ngưỡng đặc biệt của người dân Tây Ninh 5

Không khí náo nhiệt bên trong đền thờ đại thần khi tổ chức Lễ giỗ Quan lớn Trà Vong

Lễ giỗ Quan lớn Trà Vong là niềm tự hào cũng là nơi gửi gắm các mong ước, làm đẹp cho giá trị tinh thần của người dân Tây Ninh. 

Thông tin chi tiết

Địa điểm

Tỉnh Tây Ninh

Tác giả

Phùng Thị Huyên

Đề xuất

Hạn chế

📅 22/02/2025 🌙 25/01/2025