
Ngày 24/03/2011 hai từ “Bánh mì” được ghi vào từ điển Oxford
Nét độc đáo riêng của ẩm thực Việt Nam, Không nhần lẫn với bánh mì bất kì quốc nào (nơi bánh mì xuất hiện lần đầu tiên) hay các quốc gia khác.
Món ngon đường phố nên thưởng thức khi du lịch Việt Nam
“Ngon không the cưỡng lại được” – (South China Morning Post – 2019)
“Món an vặt hảo hạng, ăn hoài không chán” – (Bếp trưởng Theign Yie Phan của nhà hàng bánh mì mang hơi hướng Sài Gòn xưa tại khu Wan Chai sầm uất ở Hong Kong, Phát biểu trên tờ South China Morning Post – 2019)
Ngôn ngữ là thứ luôn biến đổi, vì vậy nên các bộ từ điển cũng cần cập nhật thường xuyên. Và công ty Merriam-Webster chuyên xuất bản các đầu sách tham khảo và đặc biệt là từ điển nổi tiếng của Mỹ cũng không phải là ngoại lệ.
Mùa thu hàng năm là thời điểm từ điển Merriam-Webster cập nhật danh mục từ mới. Tháng 9 năm nay, từ điển danh tiếng của Mỹ thông báo bổ sung thêm 370 từ, bao gồm món “bánh mì” trứ danh của Việt Nam trong số 9 từ vựng mới về thực phẩm.
Merriam-Webster định nghĩa “bánh mì” là “loại bánh kẹp thường có vị cay trong ẩm thực Việt Nam. Chiếc bánh được xẻ đôi và có nhân kẹp ở bên trong, thường là thịt (lợn hoặc gà), và các loại rau củ ngâm chua ngọt (ví dụ như cà rốt và củ cải), dưa chuột và thêm một chút rau ngò.”
Merriam-Webster giải thích rằng những từ như “bánh mì” đã trở nên quen thuộc khi món ăn được nhiều người biết đến trên toàn cầu thông qua thực đơn nhà hàng, công thức nấu ăn và các chương trình nấu ăn trên truyền hình, do đó họ quyết định đưa loạt từ vựng mới về ẩm thực vào từ điển.
“Chúng tôi lựa chọn từ mới để đưa vào từ điển dựa trên bộ 3 tiêu chí: sử dụng thường xuyên, rộng rãi và có ý nghĩa”, đại diện của Merriam-Webster cho hay.
Bên cạnh “bánh mì”, năm nay Merriam-Webster còn thêm một số món khác như sữa yến mạch “oat milk”, phong cách ẩm thực “omakase” của Nhật Bản, bột gia vị làm bánh bí ngô “pumpkin spice”, hay “plant-based” là từ dùng để chỉ các món ăn làm từ thực vật.
Năm 2014, món phở trứ danh của Việt Nam cũng đã được Merriam-Webster thêm vào từ điển của mình.
Ngày 1
09:00 – 09:20: Múa lân khai hội và đón khách tham quan.
09:20 – 21:00:
Không gian check-in, tham quan không gian trưng bày lịch sử hình thành và phát triển Bánh mì Việt Nam.
Trải nghiệm vườn cổ tích cho các cháu thiếu nhi.
Hoạt động của dây chuyền sản xuất bánh mì tự động.
Giới thiệu sản phẩm của các nhà tài trợ.
Hoạt động giao thương tại các gian hàng.
Ngày 2
09:00 – 15:00: Công diễn, xác lập kỷ lục 150 món ăn kèm bánh mì.
18:00 – 20:30: Chương trình khai mạc Lễ hội.
08:00 – 12:00: Hội thảo khoa học “Bánh mì Việt với du lịch và ẩm thực thế giới”.
09:00 – 21:00:
Không gian check-in, tham quan không gian trưng bày lịch sử hình thành và phát triển Bánh mì Việt Nam.
Trải nghiệm vườn cổ tích cho các cháu thiếu nhi.
Hoạt động của dây chuyền sản xuất bánh mì tự động.
Trải nghiệm chế biến bánh mì từ bột gạo.
Giới thiệu những món đặc sản ăn kèm bánh mì của các vùng miền.
Nhà tài trợ giới thiệu sản phẩm.
Trải nghiệm chế biến bánh mì từ ngũ cốc.
Lễ hội không chỉ là nơi để thưởng thức ẩm thực mà còn là không gian văn hóa đa dạng, nơi du khách có thể tìm hiểu về lịch sử hình thành và phát triển của bánh mì Việt Nam, tham gia các hoạt động giao lưu văn hóa và trải nghiệm những nét đẹp truyền thống của Việt Nam.
Lễ hội Bánh mì Việt Nam lần 2 dành cho mọi đối tượng, từ trẻ em đến người lớn. Với nhiều hoạt động vui chơi giải trí hấp dẫn, lễ hội hứa hẹn sẽ mang đến cho du khách những giây phút thư giãn và giải trí tuyệt vời.