Âm Lịch 7/1

Lễ hội Cầu Bông

Lễ hội Bắt đầu ngày 7/1🌙 Âm lịch 1 ngày

1.Nguồn gốc của Hội Cầu Bông Hội An

            Miền đất phía Đông Bắc Hội An từ khi những lưu dân đầu tiên di cư đến Quảng Nam lập nghiệp cách đây 400 năm đã được nhận định là phù hợp để gieo trồng rau mùi và một số loại rau thơm. Trải qua hàng trăm lập nghiệp và gìn giữ, lưu truyền, những người dân nơi đây đã trưởng thành và gắn bó với nghề trồng rau mùi. Và cũng từ nghề trồng rau mùi đầy tính đại diện này mà vùng đất này được người dân gọi với cái tên thân thương làng rau Trà Quế.

              Cuộc sống quanh năm phụ thuộc vào mùa màng nên cũng như bao làng nông khác, phong tục và lễ hội nơi đây cũng được diễn ra thường niên để cầu cho vụ mùa bội thu. Lễ hội đại diện cho tinh thần nông nghiệp của làng rau Trà Quế nói riêng và Quảng Nam nói chung chính là Hội Cầu Bông Hội An.   

hoi-ca2-1619957778-1.jpg

                                                                    Hình ảnh các cụ tổ chức cúng bái vào ngày Hội Cầu Bông Hội An

2.Ý nghĩa lễ hội Cầu Bông ở Hội An

           Lễ hội Cầu Bông tại Hội An không chỉ thu hút đông đảo người dân và du khách mà còn mang ý nghĩa tượng trưng cho sự hy vọng, cầu nguyện cho một năm mới an lành, mùa màng bội thu. Lễ hội này cũng là dịp để thể hiện lòng biết ơn và tôn vinh Thần Nông. Lễ hội Cầu Bông còn thể hiện lòng biết ơn đối với công lao của những nông dân và họ tôn trọng những nỗ lực trong việc trồng cây và bảo vệ đất đai này. Chính vì lý do đó, lễ hội này trở thành một dịp quan trọng để thể hiện lòng kính trọng và ghi nhớ nguồn gốc nông nghiệp của xứ Quảng, cầu nguyện cho một năm mới mưa thuận gió hòa và bình an cho mọi người.

3.Lễ hội Cầu Bông hội An hội có gì đặc sắc

3.1 Phần lễ của lễ hội Cầu Bông Hội An

            Từ sáng sớm, mỗi gia đình đã tất bật chuẩn bị lễ vật. Lễ vật bắt buộc gồm năm đĩa mâm xôi hồng, một con gà trống và một ly rượu trắng. Miệng gà trống phải ngậm hoa, lưng gà phải được cắm dao nhọn vót từ tre, kèm theo là lòng gà, giò gà và huyết gà. Trên mỗi đĩa xôi hồng cũng phải cắm một bông hoa tươi.

            Đầu tiên là lễ Nghinh Thần (Rước Thần), từ sáng sớm người dân khắp nơi đã tụ hội về đình Tiền Hiền để tham dự lễ. Lễ vật Nghinh Thần gồm có cờ phướn dâng cao, hoa quả tươi được trang trí rồng phượng và thành hình kiệu, sẽ có bốn chàng trai trẻ trong làng được chỉ định khiêng lư hương cúng Thần và án thờ.

              Phía trước đoàn Nghinh Thần là hai hàng cờ và biển, phía sau là đội nhạc lễ, các nghệ nhân và các bô lão trong trang phục áo dài, khăn đóng truyền thống. Phía sau nữa là đoàn phụ nữ vận áo dài truyền thống, bưng trên tay là mâm ngũ quả được trang trí cầu kỳ. Sau khi đoàn Nghinh Thần về đến lại đến đình, các bô lão mới bắt đầu tiến hành lễ cúng đất và cúng âm linh theo tục lệ truyền thống. Sau một năm đồng án vất vả, đến khi được hưởng thành quả vụ mùa, người nông dân nơi đây vẫn luôn xem đó là sự bảo hộ mà Thần Nông ban cho xóm làng.

            Tại phần lễ chính, bộ lão đại diện đọc văn tế với nội dung tôn vinh và trân quý, ngưỡng mộ ơn đất khai hoang và lập địa của tổ tiên. Sau khi tế lễ xong, các cụ cao niên tập trung lại để kiểm tra giò gà trên bàn cúng, nếu giữa bàn chân gà đầy đặn thì xóm làng bình an, hoa trái tốt tươi.

ho0f8d1-1619957777-1.jpg

                                                                                                                              Phần mở đầu lễ hội với tiết mục múa lân kinh điển

3.2 Phần hội của lễ hội Cầu Bông Hội An

             Phần hội được mở đầu bằng hội thi cuộc đất và trồng rau giữa các xóm làng. Hội thi gồm cuốc đất, lên luống, tưới nước và tỉa cây. Cuộc thi này không chỉ phô diễn ra sự lành nghề của người nông dân là rau Trà Quế mà còn phản ánh gián tiếp vẻ đẹp lao động hăng say của con người Việt Nam. Sau cuộc thi, xóm nào giành chiến thắng sẽ được đãi cổ linh đình.

             Không thể không nhắc đến là hội thi nấu món Tôm Hữu. Tôm Hữu là món ăn đặc trưng đầy độc đáo của làng rau Trà Quế trong các dịp tiếp đãi khách. Nguyên liệu chính làm món này gồm tôm, thịt ba rọi luộc, rau húng tươi và hành lá. Tùy cách chế biến và trang trí mà xóm làng sẽ chọn ra món Tôm Hữu xuất sắc nhất và trao thưởng.

hoi-ca1-1619957778-1.jpg

                                                                                                                  Không khí trang nghiêm mang đầy tinh hoa văn hóa của miền đất Quảng Nam

3.3. Trải nghiệm một ngày làm nông dân thực thụ

             Du khách đến với làng rau Trà Quế đều mong muốn được trải nghiệm một ngày làm ngư dân thực thụ. Bạn sẽ được chính những người dân hướng dẫn về cách xới đất, gieo hạt, chăm sóc cây và thu hoạch. Những công việc đời thường nhưng được rất đông khách du lịch thích thú. Đây cũng là hoạt động giúp cho lễ hội Cầu Bông Hội An thêm phần hấp dẫn.

ho8f8d1-1619957786-1.jpg

                                                    Khách du lịch tham gia hội thi làm nông cùng người dân làng rau Trà Quế

3.4. Tham gia loạt hội thi sôi nổi, thú vị và hấp dẫn

             Phần được mong chờ nhất trong lễ Cầu Bông đó chính là phần hội. Tại đây, người dân và du khách sẽ được tham gia rất nhiều hoạt động sôi nổi. Đây chắc chắn sẽ là trải nghiệm có 1-0-2 giúp cho bạn có được một chuyến du lịch Hội An vui vẻ và ý nghĩa. Cụ thể, lễ hội Cầu Bông sẽ có những cuộc thi như:

             Hội thi vớt rong: Bí quyết để làng rau Trà Quế có đất đai màu mỡ đó chính là sử dụng rong trên sông Cổ Cò để bón lót cho rau. Vì vậy, hội thi vớt rong, bón gốc cũng được tổ chức nhằm thử thách tài nghệ của người nông dân và tạo nên tiếng cười rộn rã.

              Hội đua ghe ngang: Đây là hội thi của hai làng Đông – Tây cùng với nhiều làng ven sông khác, hội được tổ chức trên sông Cổ Cò – con sông chảy qua làng.

Hội thi nấu ăn: Phần thi này dành riêng cho các bà, các mẹ và các chị khi tham gia lễ hội Cầu Bông tại Hội An. Những món ăn đặc sản của làng rau nói riêng và Hội An nói chung sẽ được chế biến. Du khách sẽ chính là những giám khảo “khắt khe” để đánh giá chất lượng món ăn sau khi hoàn thành.

 

tim-hieu-le-hoi-cau-bong-o-hoi-an-o-o-lang-rau-hon-500-tuoi-202312150755173738-1.jpg

                                                                                                                       Các hoạt động hấp dẫn trong phần hội của lễ hội Cầu Bông ở Hội An

3.5. Thưởng thức các món ăn độc đáo của làng rau Trà Quế

             Trong khuôn khổ lễ hội Cầu Bông, du khách sẽ được thưởng thức rất nhiều những món ngon đặc sản Hội An, điển hình như: cao lầu, bánh xèo, mì Quảng… được chế biến ngay tại chỗ, ăn kèm với nhiều loại rau xanh tươi ngon do chính bà con nông dân trồng. Đây chắc chắn sẽ là trải nghiệm ẩm thực khó quên với nhiều du khách.

4.Kinh nghiệm khi tham dự lễ hội Cầu Bông Hội An

tim-hieu-le-hoi-cau-bong-o-hoi-an-o-o-lang-rau-hon-500-tuoi-202312150755330263-1.jpg

                                                                                                                       Kinh nghiệm đi lễ hội Cầu Bông ở Hội An

            Vì là một lễ hội chính thống và mang tính nghiêm trang, bạn nên lựa chọn trang phục dài, kín đáo để thể hiện sự tôn trọng với lễ hội cũng như tôn trọng nét đẹp văn hóa của đồng bào nơi đây.

             Khi đến tham dự lễ hội Cầu Bông Hội An, bạn có thể thuê sắc phục áo dài để cảm nhận được không khí lễ hội một cách hoàn hảo nhất. Gần khu vực diễn ra lễ hội sẽ có cho thuê sắc phục, việc bạn cần làm là đến sớm và lựa chọn cho mình trang phục vừa ý nhất.

           Lễ hội Cầu Bông Hội An diễn ra từ khá sớm nên bạn cần cân nhắc thời gian tham dự, tránh đến quá muộn sẽ không thể theo dõi trọn vẹn các nghi thức lễ và hội.

 

 

Thông tin chi tiết

Thời gian sắp diễn ra
0Ngày
0Giờ
0Phút
0Giây

Tác giả

Nguyễn Thị Yến

Đề xuất

Hạn chế

📅 22/02/2025 🌙 25/01/2025