Âm Lịch 8/1

Lễ hội chùa Ba Vàng

Lễ hội Bắt đầu ngày 8/1🌙 Âm lịch 1 ngày

Lễ hội chùa Ba Vàng luôn là một sự kiện đặc sắc với những nét đẹp độc đáo, được tổ chức hằng năm cùng với sự tham gia đông đảo của nhiều du khách. Mỗi lễ hội đều mang ý nghĩa riêng với những tín ngưỡng nhân văn sâu sắc

           1.Đôi nét về chùa Ba Vàng

Chùa Ba Vàng hay còn gọi với cái tên Bảo Quang Tự, đực xây dựng vào năm Ất Dậu 1706 từ thời triều Lê Dụ Tông. Trải qua nhiều thăng trầm, nguyên gốc của chùa đã không còn và đã được xây dựng để đưa vào phục vụ lại cho nhu cầu tôn giáo và tín ngưỡng của người dân địa phương vào năm 1993.

Ngày nay, chùa Vàng nổi tiếng với hai kỷ lục đặc sắc: Ngôi chùa trên núi có tòa chính diện lớn nhất Đông Dương, và là ngôi chùa sở hữu chiếc trống độc mộc được làm bằng gỗ đỏ nguyên khối có kích thước lớn. Tại đây còn lưu giữ nhiều hiện vật có giá trị lớn về lịch sử cũng như văn hóa nghệ thuật được tìm thấy từ thế kỷ XIII, XIV. Phía sau chùa còn là nơi thờ cúng các vị tổ sư, cũng là nơi cất giữ 10 pho đại sách lưu danh hơn 10 vạn anh hùng liệt sĩ đã khuất, hi sinh cho Tổ Quốc.

               2.Khám phá những lễ hội chùa Bà Vàng đặc sắc

Chùa Ba Vàng hiện không chỉ là tâm điểm thu hút đông đảo du khách tham quan bởi ưu thế về địa lý với khung cảnh thiên nhiên núi rừng, mà còn là điểm đến diễn ra nhiều lễ hội ấn tượng, đặc sắc. Cùng MIA.vn tìm hiểu một số lễ hội Chùa Ba Vàng mà bạn không nên bỏ lỡ nhé.

2.1 Ngày Khai xuân - Lễ hội Chùa Ba Vàng mỗi dịp đầu năm

Trên tinh thần Phật pháp bất ly thế gian mà giác ngộ, chùa Ba Vàng hằng năm sẽ diễn ra lễ hội khai xuân đầu năm vào mùng 08 tháng tháng Giêng. Vào ngày này, Phật tử và nhân dân thập phương sẽ về chùa tham quan, cúng lễ Phật, kết duyên lành với Tam Bảo và trải nghiệm những bài học thiện lành qua lời Phật dạy.

2.2 Đại lễ Phật Đản

Vào mùng 08 tháng Tư âm lịch hằng năm, chùa Ba Vàng lại hân hoan tổ chức Lễ Phật Đản nhằm kỷ niệm ngày đấng Toàn Giác ra đời. Đây cũng là dịp quan trọng để hàng đệ tử Phật tưởng nhớ và dâng lòng thành kính tri ân đến đấng Cha lành ở khắp đất trời. Không những vậy, lễ Phật Đản cũng là mối nhân duyên thù thắng để xương minh, và hoằng dương của pháp Phật.

2.3 Bồ Đề Tâm

Nhắc đến lễ hội Chùa Ba Vàng, bạn không thể bỏ lỡ đại lễ phát Bồ Đề Tâm được ví như tinh túy của Phật Pháp, là tâm giác ngộ và là cha đẻ của mọi công đức. Vào ngày 19 tháng 06 âm lịch hằng năm (nhân ngày vía Đức Bồ Tát Quan m), chùa Ba Vàng long trọng tổ chức lễ Đại lễ Phát tâm Bồ Đề để các Phật tử được phát nguyện tu hành, phát đại tâm cho đến ngày thành tựu quả vị Phật.

2.4 Đại lễ Vu lan Báo Hiếu

Lễ Vu Lan hay còn gọi là Lễ Báo Hiếu, là một trong những ngày lễ không chỉ được xếp riêng vào lễ hội chùa Ba Vàng, mà còn là ngày lễ quan trọng với cả dân tộc Việt Nam. Với tinh thần “đạo hiếu là đạo Phật, tâm hiếu là tâm Phật”, cứ vào tháng 7 âm lịch hằng năm, chùa Ba Vàng lại diễn ra đại lễ Vu Lan Báo Hiếu với tinh thần khơi dậy tâm hiếu hạnh, báo ân của đạo làm con đối với tổ tiên, ông bà, cha mẹ nhiều đời, nhiều kiếp

2.5 Lễ hội Hoa Cúc - Tết Trùng Cửu

Cứ ba năm một lần, chùa Ba Vàng lại tổ chức lễ hội Hoa Cúc vào ngày 09 tháng 09 âm lịch - Ngày Tết Trùng Cửu. Đây được xem là một trong những lễ hội lớn trong những lễ hội được tổ chức tại chùa Ba Vàng, mang ý nghĩa sâu sắc về truyền thống và văn hóa dân tộc. Nó hướng con người đến những giá trị chân - thiện - mỹ, luôn sống với tinh thần đoàn kết, yêu thường và sống với lòng biết ơn.

Dự Lễ khai hội, có: Hòa Thượng Thích Tánh Nhiếp, Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự, Phó trưởng Ban Tăng sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN); Thượng tọa Thích Đức Thiện - Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự, Trưởng Ban Phật giáo quốc tế Trung ương GHPGVN; Hòa thượng Thích Minh Đạo - Viện chủ Tổ đình Diên Phúc Hà Nội; Thượng tọa Thích Trúc Thái Minh - Phó trưởng Ban Thông tin truyền thông, Phó trưởng Ban Phật giáo quốc tế Trung ương GHPGVN, Trụ trì Chùa Ba Vàng.

Cùng dự còn có: GS. TS Hoàng Quang Thuận - Viện trưởng Viện Công nghệ viễn thông (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam); Bí thư Tỉnh đoàn Quảng Ninh Hoàng Văn Hải; Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Ninh Đỗ Khánh Tùng; Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Uông Bí Nguyễn Chiến Thắng; Chủ tịch UBND TP Uông Bí Phạm Tuấn Đạt; Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Uông Bí Nguyễn Văn Thành; Chủ tịch Ủy ban MTTQ thành phố Uông Bí Đào Ngọc Sơn...

Nơi hội đủ các yếu tố của một điểm du lịch sinh thái, văn hoá - lịch sử

Phát biểu khai mạc lễ hội, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Uông Bí Nguyễn Văn Thành - Trưởng Ban tổ chức lễ hội cho biết: Uông Bí là trung tâm kinh tế, văn hóa phía Tây của tỉnh Quảng Ninh, là kinh đô Phật giáo Việt Nam với sự hình thành và phát triển của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử ra đời cách đây hơn 700 năm. Cùng với di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử, Uông Bí có nhiều di tích mang đậm dấu ấn của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Trong đó, nổi bật là Di tích lịch sử văn hóa và danh thắng chùa Ba Vàng.

rong tiềm thức của mỗi người dân Việt Nam, đi Lễ chùa cầu nguyện đầu năm đã trở thành một nét đẹp văn hóa từ nghìn đời nay. “Mái chùa che chở hồn dân tộc - nếp sống muôn đời của Tổ tông”. Đi chùa lễ Phật không đơn giản chỉ để cầu nguyện cho một năm mới nhiều may mắn, an lành mà còn là thời gian để mọi người tìm về với cội nguồn của dân tộc, hòa mình vào nơi chốn tâm linh để tìm lại sự bình yên tĩnh tại của tâm hồn sau những vất vả của cuộc sống thường nhật...

“Hàng năm, lễ hội chùa Ba Vàng được tổ chức vào ngày mùng 8 tháng Giêng với nghi lễ trang nghiêm, mang đậm nét văn hóa truyền thống Việt Nam. Trong dịp khai hội, chùa Ba Vàng đã đón hàng vạn nhân dân, du khách, tín đồ, Phật tử về chiêm bái, Lễ Phật và vãn cảnh chùa”, Phó Chủ tịch Thường trực TP. Uông Bí nhấn mạnh. Đồng thời khẳng định: “Không chỉ là nơi học Phật, hiểu Phật và tu Phật, Chùa Ba Vàng còn hội đủ các yếu tố của một điểm du lịch sinh thái, văn hoá - lịch sử và là điểm đến của nhân dân, du khách trong, ngoài nước và của Tăng Ni, Phật tử từ khắp mọi miền. Cùng với Khu di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử, chùa Ba Vàng đã trở thành một điểm đến du lịch sinh thái, tâm linh không chi của thành phố Uông Bí mà còn của tỉnh Quảng Ninh. Qua đó, góp phần xây dựng thành phố trở thành trung tâm Phật giáo của cả nước”.

Khai phát đầu năm, mở ra hành trình kết nối, hoằng dương Phật Pháp

Trong bài phát biểu tại Lễ Khai hội, Thượng tọa Thích Trúc Thái Minh, Trụ Trì Chùa Ba Vàng nhấn mạnh: Đức Phật luôn răn dạy vạn sự vật hiện tượng trên thế gian này đều do tâm của con người tạo ra. Khi tâm mỗi người có từ bi, trí tuệ, có thông cảm và yêu thương, sống với nhau bằng những đạo lý tốt đẹp thì thế gian này sẽ hòa bình, an ổn.

ức Phật đến với thế gian là niềm hạnh phúc vô bờ. Ngài chỉ ra cho con người thấy cội nguồn của hạnh phúc hay khổ đau chính là ở nơi tâm. Ngài giúp chúng ta nhận diện những tâm bất thiện và chuyển hóa chúng. Người với người sống trong sự hiểu biết thương yêu, đầy đủ thiện tâm thì thế giới sẽ hạnh phúc biết bao. Và có lẽ đó cũng là nguyện ước của tất cả chúng ta trong những ngày đầu xuân năm mới.

 

Thông tin chi tiết

Thời gian sắp diễn ra
0Ngày
0Giờ
0Phút
0Giây

Tác giả

Nguyễn Bá Sang

Đề xuất

Hạn chế

📅 22/02/2025 🌙 25/01/2025