
Từ thành phố Bắc Ninh xuôi quốc lộ 38, qua cầu Hồ, sang bên kia sông Đuống, ngược theo đền Đại Hà chừng mươi kilômét là quý khách đã về tới chùa Bút Tháp, nay thuộc xã Đình Tổ, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Từ xa đã có thể nhận ra ngôi chùa cổ kính này với ngọn tháp đá cao to như cây bút khổng lồ vươn lên trời xanh. Có lẽ vì thế mà chùa mang tên Bút Tháp, còn tên chữ là Ninh Phúc tự. Chùa có quy mô to lớn vào bậc nhất so với các chùa hiện còn ở tỉnh Bắc Ninh, gồm nhiều công trình: nhà tam quan, gác chuông, chùa hộ, nhà thiêu hương, tòa thượng điện, cầu đá, nhà tích thiện am với tòa cửu phẩm liên hoa, nhà trung...Hàng mấy chục công trình tầng tầng lớp lớp gồm hàng trăm gian, hàng chục tháp đá, tháp gạch cho thấy chùa Bút Tháp là một trung tâm Phật giáo lớn và cổ xưa của Việt Nam. Các công trình đều được xây dựng rất công phu, kiến trúc tài nghệ, tinh xảo với đao cong, mái uốn mềm mại, thanh thoát, các hình chạm khắc, đắp vẽ tài nghệ, thể hiện tiêu biểu ở các hạng mục như: gác chuông hai tầng mái, tòa cửu phẩm liên hoa, lan can đá, tháp đá với hàng trăm bức phù điêu mô tá thế giới động, thực vật, thế giới của tiên, Phật và con người..đều hiện hình trên mặt đá, thể hiện bàn tay tài khéo của cácnghệ nhân xưa. Chùa Bút Tháp trở thành di sản kiến trúc nghệ thuật kiệt xuất của chùa tháp Việt Nam thế kỷ XVII với công trình tháp đả Bảo Nghiêm táng xá ly nhà sư Chuyết Chuyết và tháp đá Tôn Đức táng xá ly nhà sư Minh Hành, hai vị cao tăng người Trung Quốc đã trụ trì và có công lớn trong việc tu bổ, mở rộng chùa Bút Tháp vào thế kỷ XVII. Độc đáo nhất là pho tượng gỗ Phật bà nghìn mắt nghìn tay do chính nghệ nhân người Việt Nam tạo tác nên vào năm 1656. Đó là tiên sinh người họ Trương phụng khắc, được ghi ngay vào sau bệ tượng độc nhất vô nhị này.
Xây dựng từ thế kỷ 14 với diện tích khoảng 10.000m2, chùa Bút Tháp có kiến trúc độc đáo, bố cục hài hòa với môi trường thiên nhiên và rất sinh động.Chùa Bút Tháp là nơi trụ trì hành đạo của nhiều bậc cao tăng thời Lý - Trần, tiêu biểu là Trần Nhân Tông, Huyền Quang - hai vị sư tổ của thiên phái Trúc Lầm thời Trân, rôi đến Chuyết Chuyết, Minh Hành - những vị cao tăng người Trung Quốc, rồi Thân Tuệ, Diệu Viên... Nhiều công chúa, phi tần, quận chúa thời Lê - Trịnh đã có công đóng góp vào việc mở mang, tôn tạo chùa Bút Tháp, được nhân dân nhớ ơn, tạc tượng thờ đặt ở nhà chung. Chùa không chỉ là nơi hành đạo của tín đồ, Phật tử, mà còn là trung tâm lễ hội của vùng Kinh Bắc. Sử cũ đã từng ghi về lễ hội chùa Bút Tháp - tức chùa Ninh Phúc: "Chùa Ninh Phúc ở xã Nhạn Tháp, huyện Siêu Loại, hằng năm tiết xuân, nhiều trai gái đến xem hội" (Đại Nam nhất thống chí).
Trong chùa còn lưu giữ được rất nhiều cổ vật và tượng Phật giáo như tượng các vị Bồ Tát, tượng Hộ Pháp, tượng các vị La Hán... Nổi bật và được xem là độc nhất vô nhị ở Việt Nam là pho tượng Phật Quan Âm nghìn tay nghìn mắt, đây là một kiệt tác hàng đầu về nghệ thuật tạc tượng làm nổi bật triết lý nhà Phật. Tượng cao 3,7m, ngang 2,1m, có 11 đầu, 46 tay lớn và hơn 900 tay nhỏ, dài ngắn khác nhau. Mỗi bàn tay lại có một con mắt đen láy, nhịp điệu mỗi cánh tay cũng khác nhau, cả nghìn tay nghìn mắt nhìn tổng thể như những vòng hào quang tỏa ra.
Hội chùa Bút Tháp được tổ chức vào ngày 24 tháng 3 âm lịch hằng năm. Ngay từ chiều tối 23 tháng 3, hàng nghìn tín đồ, Phật tử cùng các tăng ni ở nhiều chùa trong vùng và khách thập phương đã kéo về chùa Bút Tháp dự hội. Buổi tối, mọi người cùng các tăng ni dâng hương cúng Phật, các vãi niệm Phật, kể hạnh, các sư tăng giảng kinh truyền đạo. Các gánh hát chèo, tuồng tổ chức biểu diễn phục vụ đông hội thâu đêm suốt sáng.
Ngày chính hội, 24 tháng 3, tiếp tục dâng lễ cứng Phật. Nhiều trò vui dân gian được nhân dân địa phương tổ chức phục vụ quý khách thập phương: đu, vật, thả chim, ca hát Quan họ, diển chèo... Lễ hội diễn ra cho hết ngày và đêm 24 tháng 3. Hội chùa Bút Tháp là dịp các tín đô Phật tử đến lễ Phật cầu phúc, các thiên sư giáng kinh truyền dạo và quý khách thập phương đến văn cảnh một danh lam cổ tự nổi tiếng của xứ Kinh Bắc - miền quê của chùa tháp. Vào những ngày này, nam thanh, nữ tú vùng Quan họ cũng nô nức trấy hội chữa, du xuân, ca hát giao duyên, tham dự vào các hoạt động văn hóa nghệ thuật dân gian hết sức hấp dẫn, nhất là ca hát Quan họ.
Qua trường kỳ lịch sử với bao biến cố của thiên nhiên và xã hội, chùa Bút Tháp vẫn bền vững bởi quy mô, kiến trúc kiên cố, với kết cấu tài nghệ, hài hòa giữa gạch ngói, gỗ đá, nhờ bàn tay những người thợ xây dựng và trùng tu ngôi chùa quý giá này từ nhiều thế kỷ trước.Ngày nay, chùa Bút Tháp đã trở thành di sản văn hóa tiêu biểu của dân tộc, được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) trao bằng công nhận Di tích lịch sử - văn hóa. Di tích chùa Bút Tháp đã nhận được sự quan tâm tu bổ của Nhà nước, tài trợ của Cộng hòa Liên bang Đức cũng như sự bảo vệ, tôn tạo của nhân dân địa phương.
Lễ hội chùa Bút Tháp vẫn được mở vào ngày 24 tháng 3 âm lịch hằng năm với nhiều hoạt động tín ngưỡng và văn hóa nghệ thuật phong phú, trong đó không thể thiếu ca hát Quan họ và các trò vui dân gian hấp dẫn, thu hút hàng vạn quý khách trong và ngoài nước tới xem. Không chỉ ngày hội, chùa Bút Tháp còn thường nhật đón tiếp nhiều quý khách đến tham quan vẫn cảnh. Và nơi danh lam cổ tự này còn là đối tượng nghiên cứu, tìm hiểu của nhiều người quan tâm đến lịch sử văn hóa vùng quê Kinh Bắc. Đặc biệt chùa Bút Tháp và lễ hội chùa còn là điểm hấp dẫn trong các hoạt động nghệ thuật sân khấu và điện ảnh của các đoàn làm phim trong nước và quốc tế. Nơi danh lam cổ tự này đã và đang là điểm hẹn du lịch của Bắc Ninh và của Việt Nam trong thiên niền kỳ mới.