Âm Lịch 6/3

Lễ hội Chùa Địch Lộng

Lễ hội Bắt đầu ngày 6/3🌙 Âm lịch 2 ngày

Chùa Địch Lộng vẫn thường xuyên được nhắc đến như một dấu ấn đặc sắc về kiến trúc chùa chiền và tâm linh. không chỉ nổi tiếng bởi phong cảnh hữu tình, thiên nhiên tươi đẹp mà lễ hội ở chùa cũng thu hút du khách. Lễ hội chùa Địch Lộng là một trong những lễ hội ở Ninh Bình lâu đời và là lễ hội truyền thống của người dân huyện Gia Viễn. Hàng năm, cứ đến ngày mồng 6 – mồng 7 tháng Ba âm lịch, người dân Gia Viễn lại tưng bừng mở hội, dâng hương, lễ Phật và cầu những điều tốt lành. Phần lễ tổ chức dâng hương và lễ Phật theo nghi thức nhà Phật. Phần hội cũng tổ chức các trò chơi dân gian như: múa lân, múa rồng, cờ tướng, thi viết chữ nho…

Tham gia lễ hội Chùa Địch Lộng - Lễ hội tâm linh Ninh Bình

Nhắc đến lễ hội Chùa Địch Lộng người ta sẽ nhớ đến ngay một lễ hội truyền thống vừa mang đậm dấu ấn tâm linh vừa thú vị bởi nhiều hoạt động vui chơi mang giá trị văn hóa tinh thần cao. Cùng khám phá và tìm hiểu lễ hội này qua bài viết bên dưới nhé!

1. Giới thiệu về Chùa Địch Lộng

Chùa Địch Lộng là điểm tham quan mang nét kiến trúc chùa chiền, tâm linh vô cùng độc đáo. Tọa lạc ở lưng chừng núi Địch Lộng, ở độ cao 80m so với chân núi, ngồi chùa này thuộc địa bàn xã Gia Thanh, huyện Gia Viễn. Để di chuyển đến địa điểm này từ Hà Nội bạn chỉ cần đi theo đường quốc lộ 1A về phía Nam, sau đó đi qua cầu Đoan Vĩ rồi rẽ tay phải khoảng 1km là đến nơi rồi đấy nhé.

u_66ee9ce2840177.92083237.jpg

Chùa Địch Lộng toát nên vẻ uy nghi, trang nghiêm khi nhìn ngắm từ xa

2. Khám phá kiến trúc Chùa Đình Lộng

Chùa Địch Lộng được xây theo hình chữ Tam trên khu đất rộng hơn 1 hecta với 5 gian chính. Bên trong chùa là 8 cột bằng đá xanh, to tròn và cao 4m với các họa tiết chạm trổ hình rồng uốn lượn, cá chép vượt thác vô cùng tỉ mỉ. Các hoạt tiết này tinh xảo đến nổi nhiều du khách cứ ngỡ rằng đây là cảnh thật. Ngoài ra các liễn chữ Hán mang lại sắc màu cổ kính, cao tuổi cho ngôi đình. 

Đến với Chùa Đình Lộng bạn sẽ cảm thấy bình yên bởi tại đây có hai bức tượng hộ pháp to lớn nằm đối diện nhau ngay cổng vào chùa. Bên cạnh đó còn có một quả chuông lớn, cao hơn 1m và nặng hơn 1 tấn được đúc vào thời Nguyễn trông rất đẹp mắt. Sự tráng lệ của Chùa Địch Lộng còn tạo nên từ những nhũ đá lấp lánh rủ xuống ví như chuông treo mang lại cảm giác tinh khôi trong mắt người chiêm ngưỡng. Đặc biệt bên trong chùa còn có nhiều tượng phật phù hợp cho những ai yêu thích chiêm bái tìm về chốn thanh thản trong tâm hồn.

u_66ee9d401cba18.29963858.jpg

Những tượng thờ bên trong chùa Địch Lộng đều được đúc bằng đá

3. Lễ hội Chùa Đình Lộng diễn ra như thế nào?

3.1 Phần lễ

Lễ hội Chùa Địch Lộng được tổ chức vào hai ngày: mùng 6 và mùng 7 tháng 3 (âm lịch) tại chùa Địch Lộng thuộc huyện Gia Thanh, huyện Gia Viễn. Với phần lễ chủ yếu là tổ chức dâng hương, lễ Phật theo nghi thức nhà Phật.

u_66ee9d98941716.26038225.jpg

Phần dâng lễ được diễn ra vô cùng trang nghiêm trong ánh nắng trong lành buổi sớm mai

3.2 Phần hội

Phần hội bao gồm các trò chơi dân gian như: múa lân, múa rồng, cờ tướng, thi viết chữ nho… Những trò chơi tuy đơn giản nhưng lại thu hút nhiều bạn trẻ tham gia và thích thú khi được hòa mình vào lễ hội này. 

Sau khi kết thúc lễ người dân còn tổ chức ăn uống các món đặc sản Ninh Bình như: cơm cháy sốt dêthịt dê núinem chua Yên Mạc...

u_66eea4f584be18.02731272.jpg

Đoàn người tham gia lễ hội Chùa Địch Lộng di chuyển thành hàng dài

u_66eea50a214775.61591808.jpg

Có lẽ hoạt động đua ghe là hoạt động được nhiều người mong đợi nhất

Thông tin chi tiết

Thời gian sắp diễn ra
0Ngày
0Giờ
0Phút
0Giây

Tác giả

Nguyễn Ngọc Lân

Đề xuất

Hạn chế

📅 22/02/2025 🌙 25/01/2025