

Thông tin bài viết
Ngày 9/4 (mùng 1/3 âm lịch), Lễ khai hội truyền thống chùa Thanh Mai năm 2024, tưởng niệm 694 năm Ngày viên tịch Thiền sư Pháp Loa - Nhị Thánh tổ Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử đã trang trọng diễn ra tại xã Hoàng Hoa Thám, TP. Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
Nhị tổ Pháp Loa tên tục là Đồng Kiên Cương, sinh năm Giáp Thân (1284) tại thôn Đồng Hòa, hương Cửu La, Nam Sách (nay là phường Ái Quốc, TP. Hải Dương, tỉnh Hải Dương). Năm Hưng Long 13 (1304), khi Phật hoàng Trần Nhân Tông đi thăm hương Cửu La, Đồng Kiên Cương ra bái yết và được Phật hoàng cho đi theo tu hành, học đạo, đặt tên Hỉ Lai.
Trước khi Phật hoàng Trần Nhân Tông viên tịch, ngài đã trao cho Thiền sư Pháp Loa quyền thừa kế sự nghiệp của Thiền phái Trúc Lâm, trở thành vị tổ thứ hai của thiền phái này.
Đến năm Khai Hựu thứ 2 (1330), Thiền sư Pháp Loa mắc bệnh đã tiếp tục trao truyền các bảo bối cho Huyền Quang là người kế vị thứ ba của Thiền phái Trúc Lâm.
Ngày 3/3 (âm lịch), Thiền sư Pháp Loa viên tịch tại viện Quỳnh Lâm và xá lị của ngài được đặt trong tháp ở phía sau chùa Thanh Mai.
Chùa Thanh Mai không chỉ là một đại danh lam thắng cảnh được bao bọc bởi rừng cây phong cao, mà còn là di tích văn hoá quốc gia lưu giữ được nhiều hiện vật có giá trị.
Chùa Thanh Mai được xây dựng vào khoảng năm 1329 trên sườn núi Thanh Mai, hay còn gọi là núi Tam Ban (nghĩa là ba cấp núi nối liền nhau của ba tỉnh Bắc Giang - Hải Dương - Quảng Ninh, thuộc cánh cung Đông Triều), cao khoảng 200m, nay thuộc địa phận xã Hoàng Hoa Thám, TP. Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Đây là không chỉ là một đại danh lam thắng cảnh được bao bọc bởi rừng cây phong cao hàng chục mét, mọc từ chân lên đến đỉnh núi, mà còn là trung tâm Phật giáo thời Trần, cùng với các chùa thuộc cánh cung Đông Bắc (chùa Yên Tử, Quỳnh Lâm, Côn Sơn, Báo n, Vĩnh Nghiêm).
Hiện chùa Thanh Mai vẫn gìn giữ được nhiều hiện vật có giá trị như: Viên thông Bảo Tháp xây dựng năm 1334; tháp Phổ Quang xây dựng năm Chính Hòa thứ 23 (1702); tháp Linh Quang xây dựng năm Chính Hòa thứ 24 (1703), cùng 5 ngôi tháp khác. Trong chùa còn lưu giữ được 6 tấm bia thời Trần và Lê, trong đó Thanh Mai Viên thông tháp bi được công nhận là bảo vật quốc gia. Bia được khắc dựng năm Đại Trị thứ 5 (1362) nói về thân thế và sự nghiệp của Đệ nhị tổ Thiền phái Trúc lâm. Tấm bia cũng cho thấy tình hình chính trị, tôn giáo, ruộng đất đương thời và những hoạt động của Trúc Lâm Tam tổ là Phật hoàng Trần Nhân Tông, Thiền sư Pháp Loa và Thiền sư Huyền Quang.
Năm 1992, chùa Thanh Mai được công nhận là di tích văn hoá quốc gia. Lễ hội chùa Thanh Mai diễn ra từ mùng 1-3/3 âm lịch hằng năm.
Tham dự lễ dâng hương có đại diện lãnh đạo Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ TP Chí Linh, đại diện dòng họ Đồng Việt Nam và đông đảo tăng ni, phật tử trong và ngoài tỉnh.
Đệ nhị tổ Pháp Loa tên tục là Đồng Kiên Cương, sinh năm Giáp Thân (1284) tại thôn Đồng Hòa, hương Cửu La, Nam Sách (nay là phường Ái Quốc, TP Hải Dương). Năm Hưng Long 13 (1304), khi Phật hoàng Trần Nhân Tông đi thăm hương Cửu La, Đồng Kiên Cương ra bái yết được cho đi theo tu hành, học đạo và đặt cho tên Hỉ Lai.
Trước khi Phật hoàng Trần Nhân Tông viên tịch đã trao cho Pháp Loa quyền thừa kế sự nghiệp của Thiền phái Trúc Lâm, trở thành vị tổ thứ hai của Thiền phái này.
Lãnh đạo xã Hoàng Hoa Thám đánh trống khai hội truyền thống chùa Thanh Mai
Đến năm Khai Hựu thứ 2 (1330), Pháp Loa mắc bệnh đã tiếp tục trao truyền các bảo bối cho Huyền Quang là người kế vị thứ ba của Thiền phái Trúc Lâm. Đến ngày 3.3, Pháp Loa viên tịch tại viện Quỳnh Lâm và xá lị của ngài được đặt trong tháp ở phía sau chùa Thanh Mai.
Chùa Thanh Mai được khởi dựng từ thế kỷ 14 trên sườn núi Thanh Mai, xã Hoàng Hoa Thám. Hiện nay, chùa còn lưu giữ nhiều tháp cổ như Viên Thông Bảo Tháp (xây dựng năm 1334), tháp Phổ Quang (xây dựng năm 1702), tháp Linh Quang (xây dựng năm 1703), cùng 5 ngôi tháp khác. Đặc biệt là 6 tấm bia thời Trần và Lê, trong đó có bia Thanh Mai Viên Thông tháp bi được công nhận là bảo vật quốc gia. Bia được khắc dựng năm 1362, nói về thân thế và sự nghiệp của thiền sư Pháp Loa. Năm 1992, chùa Thanh Mai được công nhận là di tích văn hoá quốc gia.
Lễ hội chùa Thanh Mai diễn ra từ mùng 1-3.3 âm lịch hằng năm, nhằm ôn lại thân thế, sự nghiệp của thiền sư Pháp Loa, là dịp nhân dân và du khách thập phương về du xuân, dâng hương nơi chốn tổ.Chùa Thanh Mai là một danh lam thắng cảnh thuộc xã Hoàng Hoa Thám, Thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Ngôi chùa được thiền sư Pháp Loa xây dựng vào năm 1329, gắn liền với sự nghiệp và cuộc đời của ông. Chùa Thanh Mai Hải Dương được người đời biết đến là trung tâm tôn giáo của thiền phái Trúc lâm và được đông đảo tín đồ, du khách ghé thăm hàng năm. Ngôi chùa Thanh Mai Chí Linh Hải Dương nằm ngay lưng chừng núi Thanh Mai cao gần 200m, được biết đến bởi cái tên khác là Tam Ban có nghĩa là ba cấp núi nối liền nhau của ba tỉnh Bắc Giang – Hải Dương – Quảng Ninh. Thanh Mai cùng với các ngôi chùa khác là Ngũ Đài, Quỳnh Lâm, Yên Tử là các trung tâm của Thiền phái Phật giáo nổi tiếng do 3 vị tổ Đệ nhất tổ Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông, Đệ nhị tổ Pháp Loa, Đệ tam tổ Huyền Quang sáng lập nên. hanh Mai mang một vẻ đẹp hoang sơ, thơ mộng với các thôn làng trù phú xanh mướt bởi những vườn cây ăn quả, các khu rừng nguyên sinh tự nhiên lớn nhất tỉnh. Hiện tại chùa Thanh Mai đã được nhà nước bảo vệ và trùng tu, tôn tạo để bảo tồn như một di sản văn hóa của Chí Linh Hải Dương. Vào năm 1992, chùa Thanh Mai được Bộ Văn hóa Thông tin và thể thao công nhận là một Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.