Lễ hội đâm Trâu - Lâm Đồng

Lễ hội

 

* Đâm trâu - nghi lễ cổ truyền trong lễ hội của các dân tộc bản địa Lâm Đồng

Nghi lễ đâm trâu là một trong những nét văn hóa truyền thống mà ngày nay vẫn còn lưu giữ trong sinh hoạt lễ hội của cộng đồng người Mạ và Cơ Ho. Đây được xem là nét đặc trưng mang sắc thái dân tộc cổ xưa của các dân tộc thuộc ngữ hệ Môn - Khmer.

Goc trung bay le hoi dam trau

Một góc trưng bày văn hóa các dân tộc bản địa tại Bảo tàng Lâm Đồng, có hình ảnh về nghi lễ đâm trâu trong lễ hội.

 

* Ý nghĩa của lễ hội đâm trâu

Ý nghĩa của lễ hội đâm trâu đóng vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân tộc ở tây nguyên như lễ hội đâm trâu của người Ê đê, lễ hội đâm trâu của người Ba Na…vì nó thể hiện lòng tôn kính của người dân với Giàng ( trời) , thầm cảm ơn Giàng đã phù hộ cho họ một mùa rẫy ấm no, bội thu và cầu mong mọi điều tốt đẹp sẽ đến trong năm mới, các nghi lễ đâm trâu được tổ chức rất trang trọng, thể hiện sự thiêng liêng trong tín ngưỡng của đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng cao.

* Lễ hội đâm trâu còn được gọi là lễ "Sa-rơpu" được tổ chức trước nhà Rông, nhà cộng đồng hay dưới tán cây cổ thụ trong ánh lửa bập bùng tại chân núi Lang Biang, tỉnh Lâm Đồng.

Đông đảo người dân tham gia lễ hội đâm trâu

Đông đảo người dân tham gia lễ hội đâm trâu

Lễ hội đâm trâu là lễ hội truyền thống của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nhằm tạ ơn các vị thần đã phù hộ cho bà con dân bản khỏe mạnh, mùa màng bội thu. Đặc biệt, trong nghi thức cúng Giàng của người Cơ Ho thường gắn với việc sử dụng trâu là vật hiến tế.

Bắt đầu lễ hội, thầy cúng khấn cầu xin thần trời, thần nước, thần núi, thần sông, thần suối đến chứng kiến ngày hội đâm trâu của dân bản và xin thần phù hộ cho dân làng trồng được nhiều lúa, nuôi được nhiều trâu bò...

Đặc sắc lễ hội đâm trâu ở Lâm Đồng

Đặc sắc lễ hội đâm trâu ở Lâm Đồng

Sau đó, những thiếu nữ trong làng trong trang phục áo "Phia" kiểu áo lễ của nữ giới và váy hoa "Kteh" đầu đội khăn trắng như đóa lan rừng nở rộ, nhảy múa theo điệu nhạc của tiếng cồng chiêng.

Lễ hội đâm trâu truyền thống ở Lâm Đồng

Lễ hội đâm trâu truyền thống ở Lâm Đồng

Sau màn múa hát, những chàng trai khỏe mạnh trong làng đầu chít khăn đỏ, mặc áo lễ "Blan" hoặc áo ló chui đầu không tay có thêu hoa văn sặc sỡ hai bên vạt áo, đóng khố hoa "Kteh" sẵn sàng đợi lệnh. Trong khoảng thời gian này, tiếng cồng chiêng liên tục vang lên để khấy động không khí. Các chàng trai cầm cây dao dài "Peh" chặt đứng nhượng hai chân con châu để nó quỵ xuống và cắm mũi lao vào tử huyệt con trâu. Chàng nào đâm 1 nhát mà châu chết ngay thì được khen ngợi. Trâu ngã xuống cũng là lúc tiếng cồng chiêng vang dội, tiếng hàn cùng những điệu múa thôn rộn ràng. Sau khi đâm trâu, trâu sẽ được xẻ thịt và chia đều cho từng bếp trong buôn làng. Một phần thịt trâu được sử dụng ăn uống tại nhà Rông. Đầu trâu được gác lên trên cột lề. Đến sáng ngày hôm sau, dân bản thực hiện lễ rước đầu trâu lên nhà Rông. Máu trâu được hòa chung với rượu để rữa những bảo vật trong nhà Rông. Sau đó, dân làng uống rượu, vui chơi, thi thố tài năng như đánh vật, đánh roi...

Gần đây, UBND tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo không tổ chức nghi thức đâm trâu trong các lễ hội truyền thống của địa phương.

 

 

 

 

 

 

Thông tin chi tiết

Tác giả

Nguyễn Thị Liệu

Đề xuất

Hạn chế

📅 22/02/2025 🌙 25/01/2025