Âm Lịch 10/2

Lễ Hội Đền A Sào

Lễ hội Bắt đầu ngày 10/2🌙 Âm lịch 3 ngày

Khai hội truyền thống đền A Sào trên quê hương thái ấp nhà TrầnKhu di tích A Sào là nơi thờ Quốc Công Tiết chế Hưng Đạo Đại Vương cùng hai tướng Yết Kiêu và Dã Tượng, nằm cạnh sông Hóa thuộc xã An Thái (huyện Quỳnh Phụ).Địa danh A Sào thời Trần là thái ấp của Trần Liễu (phụ thân của Hưng Đạo Đại Vương). Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên-Mông, nơi đây lưu giữ cuộc chia tay lịch sử được ghi chép trong sử sách.Năm 1288, một lần xuất quân đánh quân của Ô Mã Nhi trên sông Bạch Đằng, voi chiến của Trần Quốc Tuấn bị sa lầy bên bờ sông Hóa. Mọi người tìm đủ cách kéo voi lên nhưng không được.Trần Quốc Tuấn đành nuốt nước mắt bỏ voi lại. Voi ứa nước mắt nhìn chủ tướng, kêu rống lên thảm thiết rồi từ từ chìm vào lòng đất.Tiếc thương voi chiến, Hưng Đạo Đại Vương tuốt gươm chỉ xuống dòng sông, hét lên thề rằng: “Nếu trận này không thắng giặc Thát, ta thề không trở lại bến sông này nữa!”. Câu nói bất hủ ấy vẫn còn lưu truyền đến tận ngày nay thể hiện ý chí, tinh thần đánh giặc và hào khí Đông A.Hiện nay, tại Khu di tích A Sào còn lưu giữ con voi đá được nhân dân tạc phụng thờ năm 1928; một chiếc ấn gỗ khắc chữ “Trần triều Hưng Đạo Đại Vương chi ấn” và một số tấm văn khắc chữ Hán nôm.Lễ hội đền A Sào đã được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia năm 2015. Hằng năm, lễ hội đều mở đầu bằng nghi thức rước bộ của 5 thôn trong xã An Thái; lễ tế Đức Thánh Trần; lễ mở cửa đền.Bên cạnh đó, là các trò chơi cộng đồng, các hình thức diễn xướng dân gian độc đáo, đặc sắc và mang đặc trưng của quê lúa Thái Bình.Quần thể Khu di tích lịch sử, văn hóa quốc gia Đình, Đền, Bến Tượng A Sào được UBND tỉnh Thái Bình phê duyệt quy hoạch tổng thể trên diện tích 31,7ha. Hiện nay, đã đầu tư xây dựng các hạng mục công trình: Đền chính, sân đền, sân lễ hội, bãi đỗ xe, cụm bến tượng.Trong tương lai không xa, Khu di tích A Sào sẽ là một điểm đến hấp dẫn trên con đường du lịch tâm linh vùng châu thổ sông Hồng.Khai mạc Lễ hội truyền thống Đền A SàoKhu di tích lích sử văn hóa Quốc gia Đình, Đền, Bến Tượng A Sào, xã An Thái, huyện Quỳnh Phụ, hay còn gọi là Đệ Nhị sinh từ A Sào - nơi thờ Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn - Vị anh hùng có công lớn đóng góp khai ân kiến tạo, sáng lập nên một Vương triều hùng cường, thịnh trị trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Người được nhân dân Việt Nam tôn thờ làTheo truyền thống, hằng năm, tại A Sào đều mở hội tế lễ Đức Thánh Trần. Lễ hội Đền A Sào diễn ra từ ngày 10-12/2 âm lịch hàng năm và được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Sau 3 năm tạm dừng, năm nay Lễ hội đền A Sào được tổ chức thu hút đông người dân và du khách về tham dự.  Đức Th Để xứng tầm là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, Lễ hội Đền A Sào vẫn bảo tồn các nghi lễ truyền thống tưởng nhớ tri ân công lao to lớn của các bậc tiền nhân, Đức Thánh Trần trong sự nghiệp dựng nước và khơi dậy lòng tự hào dân tộc cho các thế hệ, đồng thời gắn kết cộng đồng qua các trò chơi, các hình thức diễn xướng dân gian độc đáo, đặc sắc và mang đặc trưng của quê lúa Khu di tích lích sử văn hóa Quốc gia Đình, Đền, Bến Tượng A Sào đã được UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch với diện tích 31,7ha và đã được đầu tư một số hạng mục công trình: Khu vực đền chính, sân đền, bãi đỗ xe, sân lễ hội, cụm bến tượng. Huyện Quỳnh Phụ đang tích cực triển khai thực hiện một số hạng mục hồ tắm tượng và hệ thống sân vườn cảnh quan phía ngoài hàng rào khu đền chính và hạng mục phù điêu sau mộ voi, phù điêu sau tượng đài Đức Thánh Trần  để khu di tích xứng tầm lịch sử, trở thành điểm đến du lịch - lịch sử - văn hoá tâm linh hấp dẫn của Thái Bình nói riêng và cả nước nói chung.Khai mạc Lễ hội truyền thống đền A Sào năm 2023A Sào có tên gốc là A Cảo, một vùng đất nằm ven sông Hóa (nay thuộc xã An Thái, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình). Năm 1258, khi quân dân nhà Trần tiến hành cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên - Mông lần thứ nhất, Trần Quốc Tuấn mới 18 tuổi đã được phong tước hầu và được Triều đình giao về trấn thủ đất A Sào.Năm 2011, Khu di tích được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp bằng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Năm 2015, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đưa lễ hội truyền thống đền A Sào vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia, trở thành điểm du lịch tâm linh thu hút đông đảo du khách, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội địa phươngSau 2 năm bị gián đoạn bởi đại dịch Covid-19, năm nay lễ hội đền A Sào được tổ chức trở lại. Đây là sự kiện văn hóa, du lịch nổi bật của tỉnh Thái Bình. Lễ hội truyền thống đền A Sào năm 2023 diễn ra từ ngày 1 - 3/3 (tức 10 - 12 tháng Hai âm lịch). Lễ hội đền A Sào không chỉ được tổ chức quy mô, long trọng, mà còn mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc và có ý nghĩa to lớn về lịch sử. Chính vì vậy Lễ hội không chỉ nhận được sự quan tâm, tham gia của người dân trong tỉnh Thái Bình, mà còn thu hút nhiều du khách từ các tỉnh lân cận ghé thăm.Phát biểu tại Lễ khai mạc, Phó Chủ tịch UBND huyện Quỳnh Phụ, Trưởng ban tổ chức lễ hội Phạm Hồng Thái cho biết, Lễ hội Đền A Sào có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, giáo dục sâu sắc, nhắc thế hệ sau nhớ đến công lao các bậc tiền nhân và gắn kết cộng đồng với các trò chơi, các hình thức diễn xướng dân gian độc đáo, đặc sắc, mang đặc trưng của quê lúa Thái Bình. Với giá trị đó, Lễ hội truyền thống Đền A Sào đã được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2015.A Sào thời Trần thuộc Hương A Cảo là Thái Ấp của Phụng Càn Vương Trần Liễu, phụ thân của Hưng Đạo Đại Vương, người được nhân dân trong vùng phụng thờ là bậc khai ấp Tiên Công. Quang cảnh nơi đây xưa kia tuyệt đẹp được xếp vào hạng tứ cố cảnh thời Lý Trần "Đào Động - Lộng Khê - Tô Đê - A Sào". Có nhiều ý kiến cho rằng Trần Hưng Đạo đã sinh ra trên mảnh đất này và thuở thiếu thời đã sống ở đây.Năm 18 tuổi, khi được phong tước Thượng vị Hầu, Hưng Đạo Đại Vương đã triển khai lập đồn binh, tuyển mộ quân sỹ, tích lũy binh lương tại A Cảo để phục vụ cho các cuộc chiến chống quân Nguyên Mông xâm lược. Các dấu tích còn lưu lại đó là Gò Đóng Yên, Hồ Tắm Tượng, Mễ Thương (Kho gạo), Am Qua (Kho gươm)... Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ 3 (năm 1288), Trần Hưng Đạo cưỡi voi xuất quân đi đánh trận Bạch Đằng qua sông Hóa ở Bến Lở. Voi chiến của ngài bị sa lầy, ứa nước mắt nhìn chủ tướng. Tiếc thương con voi có nghĩa, Hưng Đạo Đại Vương đã tuốt gươm chỉ xuống dòng sông Hóa mà thề rằng "Nếu trận này không thắng giặt Thát ta thề không về bến sông này".Chiến thắng trận Bạch Đằng đã kết thúc thắng lợi cuộc chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ 3, đập tan tham vọng, ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Nguyên - một kẻ thù hùng mạnh và tàn bạo nhất thế giới bấy giờ. Sau chiến thắng, tại bến Lở, nhân dân đã đắp tượng voi để thờ, từ đó Bến Lở có tên là Bến Tượng. Năm 1928, nhân dân đã tạc tượng voi bằng đá thay thế để thờ tại bến sông.

Thông tin chi tiết

Thời gian sắp diễn ra
0Ngày
0Giờ
0Phút
0Giây

Tác giả

Trịnh Thị Bích

Đề xuất

Hạn chế

📅 22/02/2025 🌙 25/01/2025