Âm Lịch 18/9

Lễ hội đền Bắc Lệ

Lễ hội Bắt đầu ngày 18/9🌙 Âm lịch 3 ngày

                                                                              Lễ hội truyền thống Đền Công đồng Bắc Lệ: Tôn vinh tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt

      Đền Bắc Lệ (Đền Bà Chúa Thượng Ngàn) có tên chữ là “Bắc Lệ Linh Từ”, tọa lạc tại thôn Bắc Lệ, là một ngôi đền tôi tú anh linh đã có từ lâu đời. Đền nằm trên đồi cao, phía dưới là bóng những cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi. Với dáng vẻ cổ kính linh thiêng, ngôi đền trong những năm qua luôn là địa điểm thu hút đông đảo du khách thập phương về chiêm bái, thực hành tín ngưỡng và chiêm ngưỡng vẻ đẹp thiên nhiên.

     - Đền Bắc Lệ gắn liền với câu chuyện truyền thuyết về Thượng Ngàn Thánh Mẫu vùng Bắc Lệ được tôn xưng là “Thượng Ngàn Thánh Mẫu Cao Sơn Thần Nữ”, về sự hiển linh của Thánh Mẫu Liễu Hạnh trên con đường vân du đất Lạng Sơn; về Chầu Bé Bắc Lệ, một vị nữ thần giúp việc cho Thượng ngàn Thánh Mẫu và trở thành vị Thánh Chầu hách danh cai quản vùng Bắc Lệ…

     - Trải qua quá trình biến thiên của lịch sử, qua nhiều lớp thần tích, Đền Bắc Lệ không chỉ là chốn thờ công đồng liệt thánh Sơn Lâm- Sơn Trang mà còn là công đồng của hệ thống tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ- Tứ Phủ của người Việt nên được gọi là đền “Công Đồng Bắc Lệ”.

     - Căn cứ vào những văn bia còn lại cho thấy, đền Bắc Lệ từ đầu thế kỷ XX đến nay đã trải qua 5 lần tu sửa, tôn tạo. Dù trải qua nhiều thăng trầm, thay đổi song những giá trị văn hóa truyền thống gắn liền với ngôi đền vẫn luôn được gìn giữ, bảo tồn và phát huy. Lễ hội lớn nhất trong năm được tổ chức trong 3 ngày, từ 18-20 tháng 9 âm lịch hằng năm. Năm nay, lễ hội tiếp tục được tổ chức nhằm bảo tồn, tôn vinh và phát huy các giá trị của tín ngưỡng thờ Mẫu trong tâm thức người Việt, đồng thời tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật hướng tới những ngày lễ lớn trong năm.

     - Thông qua những hoạt động truyền thống tại lễ hội nhằm giới thiệu, quảng bá đến du khách trong nước và quốc tế về những giá trị tinh hoa văn hóa của tín ngưỡng thờ Mẫu, di sản đã được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

     - Chào mừng lễ hội, một chương trình nghệ thuật giàu bản sắc văn hóa truyền thống sẽ được Trung tâm Bảo tồn và Phát triển Nghệ thuật Sân khấu Việt Nam tổ chức vào tối 17.10.2019 ( tức ngày 19.9 âm lịch) tại Ngoại cửa đền Công Đồng Bắc Lệ với sự tham gia của nhiều nghệ nhân, thanh đồng xuất sắc và các nghệ sĩ nổi tiếng như NNƯT Đặng Ngọc Anh, NSND Thúy Hường, NSƯT Việt Hoàn, NSƯT Hồng Liên, MC Thảo Vân; các nghệ nhân hát văn: NSƯT Khắc Tư, nghệ nhân Trọng Quỳnh, Công Mạnh…

    - Chương trình nghệ thuật chào mừng lễ hội được tổ chức nhằm mục đích vinh danh các nghệ nhân, thanh đồng đã có công gìn giữ, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt.

    - Điểm nhấn chương trình là màn chào mừng Huyền thoại Bắc Lệ Đền Thiêng, diễn xướng nghi lễ chầu văn của NNƯT Đặng Ngọc Anh với các giá hầu đồng: Quan Đệ Ngũ, Chầu Lục, Ông Hoàng Mười, Cô Bé Bắc Lệ. Bên cạnh đó, người tham gia lễ hội cũng sẽ được thưởng thức những tiết mục nghệ thuật đặc sắc, với nhiều ca khúc dòng nhạc truyền thống được các nghệ sĩ nổi tiếng biểu diễn.

   - Đền Bắc Lệ nằm trên đồi cao, dưới bóng những cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi thờ Bà Chúa Thượng Ngàn - nữ thần núi, là nữ thần trông coi, cung cấp và ban phát nguồn của cải núi rừng cho con người.

   - Lễ hội đền Bắc Lệ bao gồm các phần lễ chính: lễ tắm ngai, lễ chính tiệc, lễ rước... Không khí của buổi lễ hòa trong tiếng chiêng, tiếng trống rộn ràng với những điệu nhạc và những trang phục rực rỡ sắc màu của điệu múa sanh tiền. Người dân ở đây tin rằng điệu múa sẽ đem lại may mắn và bình an.

   - Qua hàng trăm năm, đền Bắc Lệ trở thành điểm sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của nhân dân địa phương, điểm đến của người dân Việt Nam trên mọi miền Tổ quốc với niềm tin chân thành, trong sáng vào Tiên Thánh, vào Mẫu - người Mẹ linh thiêng của dân tộc.

   - Đền Bắc Lệ đã tồn tại và có từ rất lâu đời. Tuy trải qua bao tháng năm, mưa nắng, ngôi đền đã được trùng tu, tôn tạo nhiều lần nhưng vẫn giữ được nét đẹp của kiến trúc xưa và những di vật cổ có giá trị như 19 bức tượng lớn nhỏ làm từ gỗ mít, những bức hoành phi, câu đối qua các đời được chạm trổ tinh tế.

   - Đền chính có cấu trúc hình chữ Đinh gồm tiền tế và hậu cung. Nhà tiền tế phần nóc mái có tượng long chầu lưỡng nghi - tượng trưng cho trời đất, âm và dương - âm dương hài hoà, vạn vật sinh sôi.

   - Nét độc đáo nhất và cũng là nét văn hóa truyền thống của lễ hội đền Bắc Lệ - Lạng Sơn là ngoài việc được tham quan cảnh vật nơi đây, được cầu nguyện… thì du khách hành hương còn được nghe chầu văn và xem và nghe với những lời ca, điệu múa, tiếng đàn đầy thanh âm và màu sắc.

   - Đền công đồng Bắc Lệ hay còn gọi là đền Mẫu Bắc Lệ, là đền thờ tam vị Thánh Mẫu, Công Đồng Chư thánh và Chầu Bé Bắc Lệ. Đây là một ngôi đền có từ lâu đời, gắn liền với tín ngưỡng Mẫu Tam phủ – Tứ phủ của người Việt, giữ vị trí, vai trò hết sức quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng dân tộc trong và ngoài tỉnh. Đền được công nhận là di tích cấp tỉnh năm 1992.

   - Lễ hội năm nay gồm các phần lễ: mở cửa đền, thỉnh nghinh chư Thánh, rước cổ phụng nghing chư vị Tiên Thánh từ đền Bắc Lệ sang đền Đèo Kẻng (đây là năm thứ tư lễ rước cổ phụng nghinh chư vị Tiên Thánh từ đền Bắc Lệ sang đền Đèo Kẻng được phục dựng lại sau 70 năm thất truyền). Ngoài ra lễ hội còn có nhiều hoạt động đặc sắc khác như các nghi thức thờ cúng Mẫu, nguyện cầu, lên giá đồng…

    Nghi lễ rước cổ phụng nghinh chư vị Tiên Thánh từ đền Đèo Kẻng về đền Bắc Lệ

    - Theo UBND xã Tân Thành, lễ hội năm nay thu hút gần 8.000 lượt người tham dự. Thông qua các hoạt động trong lễ hội, đã tạo không gian văn hóa lành mạnh; đáp ứng nhu cầu giao lưu, hưởng thụ, sáng tạo văn hóa của Nhân dân; đồng thời góp phần tuyên truyền, nâng cao ý thức, trách nhiệm của cộng đồng trong bảo tồn, phát huy giá trị di sản gắn với phát triển kinh tế – xã hội, du lịch, dịch vụ địa phương.

   - Theo thống kê trên địa bàn toàn tỉnh có tổng số 811 cơ sở tín ngưỡng bao gồm đình, đền, miếu, chùa, phủ, am, nghè... , trong đó tập trung nhiều ở địa bàn thành phố Lạng Sơn, huyện Hữu Lũng, Bắc Sơn, Chi Lăng… Đây là những công trình văn hóa nghệ thuật do Nhân dân xây dựng để thỏa mãn nhu cầu văn hóa, tinh thần, tâm linh, đây cũng là nơi diễn ra các lễ hội truyền thống đặc sắc. Đối với người Tày, Nùng bản địa, Phật giáo mang tính chất dân gian, việc thờ cúng Phật chỉ dừng ở mức độ thờ tranh Phật Thích Ca, Quan m Bồ Tát, do vậy kiến trúc chùa ở Lạng Sơn chỉ tập trung ở nơi đô thị, tập trung nhiều đồng bào Việt cư trú. Đó là các di tích chùa nổi tiếng như: chùa Thành, chùa Tiên, chùa Tam Thanh, chùa Tam Giáo (thành phố Lạng Sơn) hay chùa Bắc Nga (Cao Lộc)... Di tích đền, miếu thờ tín ngưỡng dân gian như Thánh Mẫu, Thánh Trần, Thủy Thần, Thổ Công có rất nhiều như: đền Kỳ Cùng, Ngũ Nhạc, Cửa Đông (thành phố Lạng Sơn), Bắc Lệ (Hữu Lũng), Mỏ Ba (Chi Lăng)… Đặc biệt cũng phải kể đến các di tích thờ các vị Anh hùng dân tộc, các danh nhân văn hóa đã có công khai phá, giữ yên đất nước, phát triển kinh tế xã hội ở Lạng Sơn như: đền tả Phủ thờ Tả Đô đốc, Hán Quân công Thân Công Tài thế kỷ XVII, đền thờ Đức Thánh Thần Triều (Trần Quốc Tuấn) ở Thất Khê (Tràng Định), Thành phố Lạng Sơn. Đây là biểu hiện đẹp cho đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc

   - Trong tâm thức người dân Xứ Lạng, đền Bắc Lệ thờ phụng Mẫu Thượng Ngàn, thường được quan niệm là Mẫu Đệ Nhị trong Tam tòa Thánh Mẫu. Bà sáng tạo và cai quản tất cả mọi vùng rừng núi. Có truyền thuyết nói về sự ra đời của đền Bắc Lệ rằng: La Bình là con gái của Tản Viên và Mỵ Nương - người con gái đẹp nết, đẹp người và có đủ tài đức nên được Tản Viên rất yêu quý nên thường cho nàng đi săn bắn cùng. Đi đến đâu nàng cũng quyến luyến với núi non, rừng rậm, thấy vậy Trời ban cho nàng là “Nữ chúa rừng xanh”. Vào thời kỳ đầu cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, do lực lượng giữa ta và địch quá chênh lệch, lại thêm nghĩa quân Lam Sơn đóng quân vào thế bất lợi nên việc chiến thắng là khó khăn. Thấy vậy, nữ chúa đã giúp đỡ rất nhiều cho nghĩa quân. Sau này, nhớ đến công lao của “Nữ chúa rừng xanh” Nhân dân cả nước đã tôn sùng là Mẹ (Mẫu nghi thiên hạ) và lập đền thờ ở khắp nơi. Đền Bắc Lệ được dựng lên trên cơ sở sự tích đó.

   - Qua hàng trăm năm, đền Bắc Lệ trở thành điểm sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của nhân dân địa phương, điểm đến của người dân Việt Nam trên mọi miền Tổ quốc với niềm tin chân thành, trong sáng vào tiên thánh, vào Mẫu - người Mẹ linh thiêng của dân tộc.

Lễ hội đền Bắc Lê được tổ chức trong vòng 3 ngày từ ngày 18 đến ngày 20 tháng 9 âm lịch hàng năm. Trong ý thức của người dân địa phương, lễ hội đền Bắc Lệ là cái tết lớn trong năm. Trước đây, trong 3 ngày diễn ra lễ hội, nhà đền tổ chức ăn uống tại đền. Đến nay, người dân chỉ tổ chức vào buổi chiều ngày 20, mọi người cùng tập trung dùng đại tiệc với quan niệm "một miếng lộc thánh bằng một gánh lộc trần". Qua hàng trăm năm, đền Bắc Lệ trở thành điểm sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của nhân dân địa phương, điểm đến của người dân Việt Nam trên mọi miền Tổ quốc với niềm tin chân thành, trong sáng vào Tiên Thánh, vào Mẫu -  người Mẹ linh thiêng của dân tộc.

Đặc biệt, du khách khi đến đền Bắc Lệ còn được nghe trầu văn và xem hồ đồng với những lời ca, điệu múa, tiếng đàn đầy thanh âm và đậm màu sắc dân gian. Đây cũng là một điểm nhấn khiến ngôi đền này luôn hấp dẫn du khách gần xa.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thông tin chi tiết

Thời gian sắp diễn ra
0Ngày
0Giờ
0Phút
0Giây

Địa điểm

Tỉnh Lạng Sơn

Tác giả

Trương Văn Kỳ

Đề xuất

Hạn chế

📅 22/02/2025 🌙 25/01/2025