Âm Lịch 18/6

LỄ HỘI ĐỀN LẢNH GIANG

Lễ hội Bắt đầu ngày 18/6🌙 Âm lịch 8 ngày

Đền Lảnh Giang (hay con được người dân địa phương gọi bằng cái tên khác là đền Lảnh) là nơi thờ Tam vị danh thần họ Phạm đời Hùng Vương thứ 18, Quan Lớn Đệ Tam. Bên cạnh đó, điểm đến tâm linh này còn thờ Tiên Dung công chúa và Chử Đồng Tử. Ba vị danh thần là ba vị tướng có công đánh giặc Thục, bảo vệ lãnh thổ, đều là con của Bát Hải Long Vương và nàng Quý. Họ không những có công giúp vua Hùng chống quân Thục Phán, mà còn phù trợ vợ chồng Tiên Dung công chúa. 

Sau khi đất nước thanh bình, các ngài cũng không ngừng quan tâm, chăm lo sản xuất, giúp người dân có một cuộc sống ngày một no ấm. Tương truyền, sau này Quan Đệ Tam chết trận trong một trận đánh, xác ông bị chém làm đôi và ném xuống sông, phần thân dạc tới thôn Yên Lạc ngày nay được người dân chôn cất và lập đền thờ Lảnh Giang để tưởng nhớ. Đền Lảnh Giang cũng là công trình có quy mô, sự bề thế và uy linh mang đậm nét cổ truyền dân tộc. Ngoài ra đền cũng còn giữ được rất nhiều cổ vật thờ cúng mang đậm giá trị nghệ thuật. Ngày 5/11/1996, Bộ Văn hóa Thông tin đã công nhận đền Lảnh Giang là Di tích lịch sử văn hóa quốc gia.

Lễ hội đền Lảnh Giang được tổ chức hằng năm với hai kỳ lễ lớn. Kỳ lễ đầu tiên được tổ chức vào 18 – 25/6 Âm lịch, kỳ thứ hai từ 18 – 25/8 Âm lịch. Đây là dịp để ghi nhớ công ơn của ba vị danh thần đã phò tá vua Hùng dẹp giặc ngoại xâm và tri ân công lao của vợ chồng Chử Đồng Tử – Tiên Dung.

Sau một thời gian dài gián đoạn, năm 1996 đền Lảnh Giang được chính thức công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia nên tỉnh Hà Nam đã chính thức tổ chức lại lễ hội. Ngày nay, lễ hội tháng 6 là lễ hội chính còn lễ hội tháng 8 người dân chỉ làm lễ dâng hương, tế tạ. 

Để chuẩn bị tốt nhất cho lễ hội đền Lảnh Giang, từ vài tháng trước đó người dân thôn Yên Lạc và nhân dân xã Mộc Nam đã chuẩn bị mọi thứ kỹ lưỡng. Thủ nhang đền và các vị cao niên của thôn Yên Nhạc sẽ là người bầu ra người thực hành nghi lễ. Bên cạnh nghi thức tế lễ, người dân tham gia lễ hội đền Lảnh Giang còn được trải nghiệm nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn như: đi cầu khỉ, bắt vịt dưới ao, đẩy gậy… 

Cuối tháng 6 (ngày 24) cũng là chính tiệc của Quan lớn Đệ Tam, từ sáng sớm thủ nhang đền sẽ tổ chức diễn xướng hầu thánh (hầu đồng) đón tiệc. Lễ hội đền Lảnh Giang cũng là dịp đặc biệt để hát văn trong không gian văn hóa đậm màu sắc tín ngưỡng thờ Mẫu linh thiêng. Đây cũng là một hình thức bảo tồn văn hóa hầu đồng qua bao đời, giữ gìn và phát triển giá trị văn hóa trong đời sống tinh thần của dân tộc. 

Lễ hội tái hiện các lớp trầm tích văn hóa, kế thừa và phát huy giá trị tín ngưỡng của cư dân ở hạ châu thổ sông Hồng suốt nghìn năm lịch sử. Nét đẹp văn hóa sinh hoạt ấy cũng phản ánh được những trang sử từ thời vua Hùng dựng nước, đồng thời thỏa mãn nhu cầu tâm linh của nhân dây và gửi gắm mong mỏi vào tương lai. Nhờ những giá trị văn hóa tiêu biểu ấy mà lễ hội đền Lảnh Giang đã được công nhận bằng ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 2017. 

Việc tổ chức lễ hội truyền thống đền Lảnh Giang là dịp để nhân dân trong vùng và du khách thập phương tham quan, chiêm ngưỡng cảnh đền, tưởng nhớ công đức của người xưa đồng thời bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị những di sản văn hóa truyền thống của dân tộc, đưa khu di tích lịch sử văn hóa đền Lảnh Giang trở thành điểm du lịch văn hóa tâm linh của nhân dân địa phương và du khách xa gần.

Cũng như nhiều lễ hội khác trên đất Hà Nam, sau một thời gian dài bị gián đoạn do các biến cố lịch sử, xã hội, lễ hội đền Lảnh Giang mới được phục hồi vào năm 1996 – là năm đền được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Hiện nay, lễ hội tháng 6 được người dân coi là lễ hội chính, lễ hội tháng 8 nhân dân chỉ làm lễ dâng hương và tế tạ. Ông Nguyễn Mạnh Trinh, Chủ tịch UBND xã Mộc Nam cho biết: Hằng năm, với mong muốn lễ hội được diễn ra chu đáo, người dân thôn Yên Lạc và nhân dân xã Mộc Nam luôn có sự chuẩn bị từ vài tháng trước đó. Để có đội hình rước nước, rước kiệu, mỗi dòng họ và đoàn thể trong các thôn tự nhận trách nhiệm và phân công nhau vào các đội hình của đám rước, tự sắp xếp, tập luyện trước khi lễ hội diễn ra. Kinh phí tổ chức lễ hội được trích từ nguồn công đức của khách thập phương. 

Thực hiện quy định tổ chức lễ hội theo nếp sống văn minh, lễ hội đền Lảnh Giang hiện nay diễn ra từ ngày 30/5 - 4/6 âm lịch. Sau nghi lễ cáo yết xin thần linh cho mở hội diễn ra vào ngày 30/5, sáng ngày 1/6 lễ rước nước được tiến hành, đoàn rước gồm đội múa rồng và kỳ lân, đội bát âm, múa sênh tiền, đội bát bửu, tàn, lọng, kiệu rước nước, kiệu quan lớn, trống, đội tế nam, dân làng Yên Lạc, thanh đồng các nơi và du khách thập phương. Đoàn rước xuất phát từ đền Lảnh Giang ra bờ sông Hồng làm lễ tế Long Vương. Lễ vật gồm xôi, gà trống, cá chép rán và thủ lợn. Thủ nhang mời các vị thần linh về chứng giám, xin Long Vương cấp nước về thờ tại đền. Sau khi xin âm dương và hóa sớ, đoàn rước xuống thuyền ra giữa sông lấy nước. Thuyền đến giữa dòng thì dừng lại, một vòng tròn được đưa xuống mặt nước, thủ nhang lấy gáo dừa thếp vàng múc nước vào 2 chiếc chóe, tay múc nước, miệng khấn xin nước. Khi đầy 2 chóe nước, đoàn thuyền đi ngược chiều kim đồng hồ quanh nơi múc nước một vòng rồi mới trở về bến sông đưa nước về đền để thờ. 

Lễ rước kiệu Mẫu diễn ra vào sáng ngày 2/6 cũng sôi động không kém. Sáng sớm, nhân dân tổ chức rước kiệu từ đền Lảnh vào đền Mẫu để rước chân nhang thờ Mẫu thân của công chúa Tiên Dung là Nhân Từ Hoàng hậu về đền dự hội. Đoàn rước gồm đội múa rồng, đội cờ hội, đội trống sấm, đội chiêng, đội nhạc, kiệu cỗ, đội mang lễ vật, kiệu song hành, đội múa sênh tiền, đội kèn rước, đội trống rước nữ, đội khiêng kiệu Mẫu, đội đóng đồng chầu Cô, đội dâng hương, đội trống nam, kiệu long đình đội rước tán, tàn, lọng, đội đồng Quan Lớn, kiệu bát cống, đội rước bát bửu, đội tế, nhân dân trong vùng và du khách thập phương. Đến đền Mẫu, thủ nhang đền Lảnh Giang và các vị cao niên làm lễ bái yết Mẫu xin chân nhang sau đó rước quay trở lại đền. Thủ nhang và nhân dân tiến hành dâng lễ vật, khai mạc lễ hội và thực hiện nghi thức dâng hương. Lễ tế diễn ra vào mùng 3, mùng 4 dân làng làm lễ rước Mẫu hồi cung, kết thúc lễ hội. Ngoài các nghi thức tế lễ, người dân còn tổ chức nhiều trò chơi dân gian truyền thống để cộng đồng cùng tham gia như: đi cầu khỉ, trò bắt vịt dưới ao, đẩy gậy, kéo co…

Lễ hội kết thúc lại mở đầu cho các nghi lễ hầu thánh tại đền Lảnh Giang của con nhang đệ tử ở đền và đông đảo các căn đồng đến từ khắp nơi trên cả nước. Trong đó ngày 24/6 là ngày chính tiệc của Quan Lớn Đệ Tam, thủ nhang đền Lảnh Giang tổ chức diễn xướng hầu thánh để đón tiệc từ sáng sớm. Du khách từ khắp nơi về tham quan, hành lễ. Dịp này cũng có nhiều thầy đồng về đền thực hành nghi lễ hầu bóng để tri ân công đức thánh và cầu xin những điều may mắn, tốt đẹp cho bản thân và gia đình. Đây chính là dịp để hát văn được trình diễn với không gian văn hóa mang đậm màu sắc Tín ngưỡng thờ Mẫu linh thiêng của người Việt ở đền Lảnh Giang. Với những giá trị tiêu biểu đó, năm 2017, Lễ hội đền Lảnh Giang đã được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Lễ hội đền Lảnh Giang năm 2022 vừa diễn ra được tổ chức rút gọn trong 3 ngày (từ 30/5 – 2/6). Ngoài tái hiện những nghi lễ thiêng theo truyền thống, lễ hội còn thu hút đông đảo du khách với các trò hội, giải thể thao quần chúng, liên hoan văn nghệ… Đặc biệt trong khuôn khổ lễ hội năm nay, UBND thị xã Duy Tiên đã phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Viện Nghiên cứu Bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc đã tổ chức hoạt động hết sức có ý nghĩa, đó là Hội thảo khoa học Bảo tồn và Phát huy giá trị Di tích lịch sử văn hóa quốc gia đền Lảnh Giang trong kỷ nguyên số. Hội thảo đã nhận được 35 tham luận của các GS, TS, các nhà nghiên cứu từ Trung ương đến địa phương trong lĩnh vực bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa. 

Các tham luận tập trung vào việc đánh giá, nhìn nhận mối quan hệ của đền Lảnh Giang với các vùng đất xung quanh, giá trị đền Lảnh Giang và giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị Di tích lịch sử văn hóa quốc gia đền Lảnh Giang trong kỷ nguyên số. Hoạt động này không những góp phần nâng cao giá trị của đền Lảnh Giang mà còn là dịp để các nhà quản lý, cán bộ văn hóa và người dân nhìn nhận đúng và nâng cao ý thức tôn tạo, bảo tồn di tích từ đó xây dựng đề án nâng cấp xếp hạng Di tích đền Lảnh Giang trở thành một trong những Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia đặc biệt của tỉnh.

Thông tin chi tiết

Thời gian sắp diễn ra
0Ngày
0Giờ
0Phút
0Giây

Tác giả

Nguyễn Thị Yến

Đề xuất

Hạn chế

📅 22/02/2025 🌙 25/01/2025