Âm Lịch 24/3

Lễ Hội Đền Sáo

Lễ hội Bắt đầu ngày 24/3🌙 Âm lịch 3 ngày

Khai mạc lễ hội Sáo Đền

Tối 12/5, tại quần thể di tích lịch sử Sáo Đền, xã Song An, huyện Vũ Thư tổ chức khai hội Sáo Đền 2023.

Lễ hội Sáo Đền diễn ra từ ngày 24-26/3 âm lịch hàng năm, nhằm tưởng nhớ công lao của các vị vua, quan thời Lê. Bên cạnh phần lễ với các nghi thức dâng hương, tế lễ, phần hội có nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn như: chọi gà, chơi cờ người… Điểm nổi bật trong lễ hội Sáo Đền là phần thi sáo diều. 

 

Đây là hoạt động đã có hàng trăm năm, nhằm tưởng nhớ công lao của Quốc công Đinh Lễ - người có công khai khẩn đất hoang và đánh giặc giữ nước. Chính nét đẹp truyền thống của nghệ thuật dân gian tao nhã này nên Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận tục chơi diều sáo trong lễ hội Sáo Đền là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

 

Lễ hội Sáo Đền năm 2023

Điểm nổi bật trong lễ hội Sáo Đền là phần thi sáo diều, đây là hoạt động đã có hàng trăm năm, nhằm tưởng nhớ công lao của Quốc công Đinh Lễ - người có công khai khẩn đất hoang và đánh giặc giữ nước. Chính nét đẹp truyền thống của nghệ thuật dân gian tao nhã này nên Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận tục chơi diều sáo trong lễ hội Sáo Đền là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia 

Lễ hội đền Sáo Đền 2024 sẽ có nhiều hoạt động mới, đặc sắc, ý nghĩa

Điểm nổi bật trong lễ hội Sáo Đền là phần thi thả diều qua câu liêm.

 Đây là hoạt động đã có hàng trăm năm, nhằm tưởng nhớ công lao của Quốc công Đinh Lễ - người có công khai khẩn đất hoang và đánh giặc giữ nước. Chính nét đẹp truyền thống của nghệ thuật dân gian tao nhã này nên Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận tục chơi diều sáo trong lễ hội Sáo Đền là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Đặc biệt, tại lễ hội Sáo Đền năm nay, xã Song An bố trí 5 gian hàng trưng bày, giới thiệu các sản phẩm OCOP và sản phẩm chủ lực của huyện Vũ Thư.

Trong các buổi tối, sẽ có các trò chơi dân gian, thi nấu bánh đa cua tù và, thi làm bánh khúc. Các hoạt động văn hóa thể thao như: du thuyền hát hội, thi Cờ tướng, thi Chọi gà, Tổ tôm điếm, thả diều nghệ thuật, giao lưu văn nghệ quần chúng các CLB cũng sẽ thu hút đông đảo du khách và người dân địa phương tham gia.

Nét đặc sắc tại lễ hội Sáo Đền

Khi hoa gạo nở đỏ rực, lúa trên đồng lên xanh mướt chuẩn bị làm đòng thì người dân xã Song An, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình lại nô nức chuẩn bị cho mùa lễ hội quê hương với tên gọi Sáo Đền.

 

 

Hàng năm, hội Sáo Đền diễn ra từ ngày 18/3 - 28/3 âm lịch. Ngoài phần tế lễ ra có phần hội với đủ các trò chơi như: chọi gà, chơi cờ người, đặc biệt là phần thi sáo diều đã có từ hàng trăm năm nay thu hút được rất đông đảo du khách thập phương và nhân dân trong xã về tham dự. Sáo có các loại: Bộ 5, bộ 4, bộ 3, bộ 2 với các âm thanh cồng, còi, go, ghí, gô. Diều sáo phải làm bằng chất liệu truyền thống như tre, lứa, luồng, miệng sáo bằng gỗ hoặc bằng đồng. Diều có kích cỡ từ 2m trở lên. Ban tổ chức sẽ cắm 2 cái câu liêm có chiều cao 3.5m và 4.5m, khoảng cách 2 câu liêm tính từ chỗ gần nhất là 0.2m đến 0.28m; cự ly câu liêm đến diều là 15m; từ câu liêm đến người cầm dây là 35m. Hình thức chấm thi theo thang điểm 10: Diều nào vượt qua câu liêm 3 điểm; diều đảm bảo chất lượng kỹ thuật, mỹ thuật được 3 điểm; âm thanh sáo diều 2 điểm; diều lên cao không đảo 1 điểm; thời gian, phong cách, ý thức đội tham dự thi 1 điểm. Thành phần tham gia dự thi gồm các câu lạc bộ sáo diều như: TP Thái Bình, Nam Định, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hưng Yên,... và các thôn trong xã.

 *Nguồn gốc của lễ hội Sáo Đền


Khu di tích Đền Mẫu Sáo Đền.

 Đền Sáo nay tọa lạc tại thôn Quý Sơn, xã Song An, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình (xưa là tổng An Lão, huyện Thư Trì, phủ Kiến Xương, trấn Sơn Nam). Gồm đền Mẫu thờ Quốc Thái phu nhân Đinh thị Ngọc Kế và Quang Thục Hoàng Thái Hậu Ngô Thị Ngọc Giao người có công làm rạng rỡ ba đời vua: Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông, Lê Thánh Tông và xứng đáng đứng hàng đầu các vị hàng hậu nước Đại Việt. Đền thờ Tam vị quốc công, gọi tắt là “Đền Tam quốc công”, được xây ngay cạnh, thờ 3 anh em Đinh Lễ, Đinh Bồ, Đinh Liệt là người có công lớn trong việc lập nên nhà Lê. Thái Hậu Ngô Thị Ngọc Giao là cháu ngoại Quốc công Đinh Lễ, bà là vợ vua Lê Thái Tông và là mẹ của Vua Thánh Tông, một ông vua có thể nói là anh minh sáng suốt nhất trong tất cả các vị vua của triều đại nhà Lê. 

Lễ tế tại di tích đền Mẫu Sáo Đền.

Năm 1471, vua Thánh Tông cho xây dựng một điện thờ trên đất  An Lão để sớm tối Thái hậu “tụng kinh niệm phật và cầu đảo” cho Quốc thái và được bà đặt tên là Đốc Hỗ Điện. 

Sau khi Thái hậu Ngọc Giao viên tịch, Thánh Tông hoàng đế cho phép đổi tên Đốc hỗ Điện thành “Đền thờ Quốc Mẫu” thờ phụng bà. Cứ đến ngày giỗ Quốc mẫu hay ngày giỗ của Tam Quốc công, con cháu ông Đinh Lễ thường cho thả sáo diều tưởng nhớ đến ngày xưa ông vẫn thường cho quân binh thả diều để quên đi mệt nhọc khi vừa đánh giặc, vừa làm ruộng. Những ngày ấy, quanh vùng, ở xa hàng chục dặm, dân vẫn trông thấy, nghe thấy hàng trăm chiếc diều sáo đại bay tít trên trời cao. Từ đó khu di tích đền Mẫu được gọi là Sáo Đền, tức là đền thờ trong ngày hội có thả diều sáo.

* Nét độc đáo tại lễ hội Sáo Đền

Người dân chuẩn bị diều tham gia lễ hội Sáo Đền.

Sáo Đền đã được Nhà nước xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa và được công nhận từ năm 1983. Trải qua hơn 500, với sự biến thiên của thời gian và lịch sử, sự tàn phá của chiến tranh, khu di tích đã bị hư hại nặng. Đền Mẫu chỉ còn lại Cung Cấm và cung Trong là nơi thờ tự cúng bái hàng năm. Cung Ngoài và hai nhà tài xá một thời được trưng dụng, xây tạm làm hội trường, trụ sở UBND và HTX nên đã biến cải nhiều. Sân đền, hai cung tướng, gác chuông xưa, giờ không còn lại dấu vết gì. Hồ nước trước khu di tích với những cầu đá, trang trí cầu kỳ nay cũng không còn và bị lấn chiếm, cải tạo thành các ao nuôi cá. Khu Đền tam quốc công cũng chỉ còn Hậu cung và tấm bia đá khắc ghi sơ bộ công đức của Tam quốc công.

 Đền thờ Tam Quốc công đã được trùng tu thật khang trang to đẹp. Xây mới 5 gian Tiền đường làm nơi thờ công đồng và tu bổ gian hậu cung thờ Tam công. Với sự chung tay góp sức của con em quê hương, tín đồ thập phương, nay Đền Mẫu cũng đã tu tạo được một số hạng mục công trình để đón ngày mở hội như: sửa chữa, khôi phục đồ thờ, tượng pháp, hoành phi, câu đối, đổ bê tông sân, làm lại cổng đền, tường bao, xây dựng khu sơn trang và chỗ ăn, nghỉ, sinh hoạt.

 Một trong những nghi thức long trọng về tâm linh của ngày hội Sáo Đền chính là lễ tế trong ngày khai hội và ngày đóng cửa hội.Thời phong kiến, là nghi thức quốc lễ, các quan viên của địa phương và triều đình phải có mặt đầy đủ để thực hiện. Việc tế lễ có ý nghĩa rất lớn trong đời sống cộng đồng. Tế vừa để tạ ơn đức Thánh Mẫu Hoàng thái hậu, vừa là cầu phúc, cầu may, cầu cho dân yên, nước thịnh, mùa màng sung túc, nhà nhà yên vui.

Nét văn hóa đặc sắc không thể thiếu trong lễ hội Sáo Đền đó chính là diều sáo và món bánh đa canh cua. Diều thi ở Sáo Đền phải là diều đại, có chiều dài từ 9 thước trở lên. Diều bì dài 30 thước, sáo đan gắn sơn, phải 2 người khiêng. Loại này số lượng ít. Loại diều từ 15 thước trở xuống thì cho đâm. Diều phổ biến là loại từ 8 đến 9 thước. Diều thì có các loại cánh doi, cánh bầu, cánh cốc hay còn gọi là cánh tiên, hình dáng cầu kỳ, đa dạng. Nhưng có nhiều và đông hơn cả là diều cánh doi, vừa dân dã mà lại có thể cõng được các bộ sáo lớn. 

Vi vu Sáo Đền

Phần đông vui nhất trong ngày hội Sáo Đền là phần thi thả diều. Thành phần tham gia dự thi gồm các câu lạc bộ sáo diều đến từ các tỉnh thành Thái Bình, Nam Định, Hưng Yên, Hà Nội, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Cần Thơ…
Từ bao đời nay luật chơi hội sáo Đền không hề thay đổi. Nghĩa là người chủ diều chọn đúng hướng gió kéo dây, Ban tổ chức cắm hai cây sào trên đầu có buộc hai lưỡi mác (hay lưỡi liềm) rất bén cắm hai cây sào đó hai bên dây diều, khoảng cách của hai cây sào là 50cm. Khi nghe hồi trống lệnh nổi lên, các chủ diều chỉnh diều kéo căng dây và đâm lên. Cánh diều nào không chuẩn đảo qua đảo lại, dây diều sẽ chạm phải hai lưỡi mác trên hai ngọn sào là đứt dây ngay. Như vậy cánh diều đó bị loại khỏi cuộc chơi, cứ thế diều nào đậu được đến ngày cuối cùng của hội thì chủ diều đó đoạt giải.

Tục chơi diều sáo trong lễ hội Sáo Đền đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia loại hình Tập quán xã hội và tín ngưỡng theo Quyết định số 4586/QĐ-BVHTTDL  ngày 20/12/2019.

 

Thông tin chi tiết

Thời gian sắp diễn ra
0Ngày
0Giờ
0Phút
0Giây

Tác giả

Trịnh Thị Bích

Đề xuất

Hạn chế

📅 22/02/2025 🌙 25/01/2025