
Thông tin lễ hội:
Ganesh Chaturthi là một trong những lễ hội rất quan trọng của người Hindu ở Mumbai - người Ấn Độ kỷ niệm ngày sinh của thần Ganesha đầu voi - biểu tượng của tài trí, hạnh phúc và thành công.
Lễ hội Ganesh Chaturthi là một trong những lễ hội quan trọng nhất của người theo đạo Hindu ở Ấn Độ và được tổ chức vào tháng 8 hoặc tháng 9 với nhiều chương trình thú vị như những điệu nhảy truyền thống, biểu diễn ca nhạc và ngâm thơ. Lễ hội thường kéo dài khoảng 10 ngày. Theo đó, những người mộ đạo làm tượng hình đất sét hay kim loại với hình dáng, kích thước phong phu để thờ trong nhà hay cửa hàng suốt 10 ngày. Ngày thứ 10, các tín đồ này rước tượng thần trên đường phố và ra sông.
Trước khi lễ hội bắt đầu, người ta cho dựng những lễ đài tại các con phố và tôn trí tượng thần Ganesha ở đó. Vào những ngày lễ, người ta cũng khuyên các tín đồ không nên nhìn trăng bởi làm như vậy là hành xử không thích hợp với Thần, nếu không muốn nói là xúc phạm đến ngài.
m nhạc và nhảy múa là những yếu tố không tách rời khỏi các lễ hội của Ấn Độ; và cả hai đã được sử dụng tối đa trong dịp này. Những trẻ em tham dự lễ hội thường cầm và giơ cao tượng thần Ganesh, ngoài ra chúng còn thì thầm vào tai tượng thần để cầu điều ước.
Trong lễ hội, tượng thần Ganesha được đặt ở các lễ đài mười ngày liền cho dân chúng lễ bái. Hàng ngàn tín đồ Hindu giáo tập trung dọc các đường phố mà tượng thần đi qua. Họ cầu nguyện những điều tốt lành với niền tin, Ganesha sẽ biến ước mơ của mình trở thành hiện thực. Vào ngày thứ 11, tượng được đặt trên xe và đưa đi khắp các đường phố sau đó được nhúng xuống một dòng sông, ao hồ, biển.
rước đây, tượng thần Ganesha thường được làm bằng đất xét có thể tan nhanh trong nước. Tuy nhiên, những năm gần đây, người ta sử dụng nhựa, thạch cao nên môi trường nước bị ảnh hưởng nặng nề từ các chất độc hại và sơn. Các loại sinh vật biển có nguy cơ bị tiêu diệt vì vậy, chính quyền thành phố đã tạo ra nhiều hồ nước nhân tạo để giảm thiểu các tác động xấu này.
Truyền thuyết voi thần Ganesha
Theo truyền thuyết, thần Ganesha là con trai của thần Shiva và nữ thần Parvati. Nữ thần Parvati luôn bị thần Shiva nhìn với con mắt thèm muốn nên nữ thần đã tìm cách tự bảo vệ mình. Do đó bà đã tạo ra thần Ganesha khi thần Shiva đang trên đường đi săn.
Một lần nọ, nữ thần Parvati trong khi tắm đã dùng đất có được do kì cọ trên cơ thể của mình tạo nên một cậu bé. Sau đó bà giao cho cậu bé này nhiệm vụ canh giữ phòng tắm của bà. Khi thần Shiva, chồng của nữ thần Parvati lúc đi ra ngoài trở về, đã vô cùng ngạc nhiên khi nhìn thấy một kẻ lạ lẫm không biết ở đâu tới đã ngang nhiên chặn cửa không cho mình vào.
Đùng đùng nổi giận, thần Shiva đã chặt đứt đầu cậu bé. Khi hay biết sự việc, nữ thần Parvati vô cùng buồn đau. Để an ủi vợ, thần Shiva bèn phái đội quân của ngài đi lấy đầu của bất cứ con vật nào mà họ gặp nếu con vật đó đang ngủ mà mặt quay về hướng Bắc.
Đội quân của thần Shiva đi tìm, thấy một con voi con đang ngủ thì chặt đầu mang về. Thần Shiva sau đó gắn đầu voi vào thân hình cậu bé, hồi sinh lại mạng sống và giao cho cậu nhiệm vụ lãnh đạo đội quân của mình. Cậu bé này do đó có tên là Ganesha (ganesah có nghĩa là người cai quản hay chúa tể của một nhóm).
Thần Shiva cũng ban cho cậu bé thêm một đặc ân, rằng dân chúng sẽ thờ phụng và đọc tên của cậu bé này trước khi thực hiện một công việc nguy khó. Đó là những gì được mô tả về thần Ganesha trong văn học Shiva Purana.
Ngày nay, để tưởng nhớ đến vị thần Ganesha đáng kính, người ta còn tổ chứng một ngày lễ tưởng nhớ đến ông, đó chính là lễ hội Ganesh Chaturthi. Lễ hội Ganesh Chaturthi là một trong những sự kiện văn hóa quan trọng của người Hindu ở Mumbai - và cũng là dịp để người Ấn Độ kỷ niệm ngày sinh của thần Ganesha đầu voi.
Trong quá khứ cũng như hiện tại, hầu hết giáo phái của đạo Hindu đều tôn thờ đầu voi Ganesha. Ở khu vực miền Nam Ấn Độ, Ganesha còn là thần chính. Vào ngày chính hội rước tượng thần, người dự hội hóa trang sặc sỡ với màu chủ đạo là màu đỏ. Mọi người tham gia lễ hội vui chơi, ca hát và nhảy múa. Ở thành phố Mumbai, ngày hội này cũng là ngày nghỉ và tất cả người dân cùng chúc tụng nhau gặp nhiều may mắn, hạnh phúc trong cuộc sống.