Dương Lịch 25/12

Lễ hội Giáng sinh của Đạo cơ đốc chính thống

Lễ hội Bắt đầu ngày 25/12📅 Dương lịch 1 ngày

Giáo hội Công giáo Đông phương và Chính thống mừng lễ Giáng sinh vào ngày 07/01, theo niên lịch Giuliano. Vì vậy, hôm Chúa nhật 06/01, trong buổi đọc Kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha đã chúc mừng Giáng sinh đến các tín hữu Công giáo Đông phương và Chính thống.

Trong sứ điệp, Đức Thượng phụ Kirill khẳng định: “Chúng ta vui mừng khi cảm nhận sự hiện diện của Thiên Chúa và nghe được tiếng Người ở bên cạnh. Như thế, chúng ta có cơ hội hướng về Chúa và cảm thấy mình được bảo vệ trong thời điểm mà những đe doạ tiếp tục gây sự bất ổn và thất vọng”.

Đức Thượng phụ nhận xét rằng, ngày nay “gió bão” làm cho cuộc sống của các Kitô hữu bị chao đảo. Ở đây, “gió bão” là việc khó đưa ra những dự án và kế hoạch cho tương lai. Điều này không ngừng gây lo lắng và căng thẳng cho mọi người. Trong hoàn cảnh hiện tại, chúng ta cảm nhận sự mong manh của con người và chúng ta phải ý thức những ân ban lớn lao mà Chúa ban cho chúng ta mỗi ngày.

Trích những hướng dẫn của Chính thống Nga về Thánh Gia, Đức Thượng phụ viết: “Chúng ta được mời gọi chiêm ngắm Chúa Giêsu, Mẹ Maria và thánh Giuse để hiểu rằng chỉ tình yêu đối với Thiên Chúa và tha nhân mới có thể củng cố chúng ta trong nhiều thử thách, xua đuổi khỏi tâm hồn những lo ngại và ban sức mạnh để chu toàn tốt bổn phận”.

Theo Đức Thượng phụ, Chúa hứa ban bình an và an ủi cho những ai đang mang gánh nặng cuộc đời. Hiểu được điều này, chúng ta hãy trút bỏ những bóng tối của lo sợ và thiếu đức tin. Chúa đến để dạy chúng ta sống theo cách tìm lại hạnh phúc thiên đàng đã mất, và hơn thế nữa, để hiệp nhất với Chúa một cách mầu nhiệm và không thể diễn tả được.

Đức Thượng phụ nhắc các tín hữu chào đón Chúa Hài Đồng và đáp lại bằng chính hành động của mình. Nghĩa là “sống theo các giới răn và việc làm của lòng thương xót, mạnh mẽ trong đức tin và hy vọng, sẵn sàng đón nhận ân ban dồi dào của Người để vượt qua mọi khó khăn”.

Kết thúc sứ điệp, Đức Thượng phụ khẳng định: “Không ai bị loại trừ khi tham dự vào niềm vui này, bởi vì lý do của niềm vui là như nhau đối với mọi người; những người sống thánh thiện hãy vui mừng, vì anh chị em đã đến gần vinh quang, và những ai cảm thấy mình là tội nhân, hãy vui mừng, vì sự tha thứ đã được ban cho anh chị em”.

ín đồ Cơ đốc Chính thống trên toàn thế giới bắt đầu lễ Giáng sinh vào ngày 7/1. Nhà thờ Cơ đốc Chính thống vẫn sử dụng lịch Julian, một cải tiến của lịch La Mã được áp dụng từ năm 45 trước Công nguyên. Đến năm 1582, nó được thay thế dần bằng lịch mà hầu hết các nước dùng hiện nay là lịch Gergory (dương lịch). Lịch Julian muộn hơn lịch Gergory hai tuần, ngày 25/12 của lịch Gergory rơi vào ngày 7/1 của lịch Julian.

iáo trượng Kirill của nhà thờ Cơ đốc Chính thống Nga đang làm lễ đêm Giáng sinh tại thánh đường The Saviour ở Matxcơva.

Tín đồ Cơ đốc Chính thống có mặt ở các nước như Nga, Ai Cập, Ukraine, Macedonia, Serbia, một số nữa ở châu Phi, châu Á. Ảnh: AP.

Ở Nga, lịch Gregorian chỉ được thông qua vào năm 1918 theo sắc lệnh của Chính phủ Liên Xô, ngày 31/1 năm đó đổi thành 14/2. Tuy nhiên, nhà thờ Nga không chấp nhận những thay đổi và tiếp tục tổ chức lễ Giáng sinh vào ngày 25/12 theo lịch Julian, tức ngày 7/1 năm sau theo lịch Gregorian. Hiện tại, hai lịch này chênh nhau 13 ngày. Các nhà thờ Chính thống giáo khác theo lịch Julian đến nay gồm các nhà thờ Chính thống ở Jerusalem, cộng hòa Macedonia, Georgia, Serbia, Ba Lan... Đây là lý do lễ Phục sinh, Giáng sinh và một số ngày lễ tôn giáo khác đến Nga muộn hơn 2 tuần.

Giáng sinh là một trong những ngày lễ quan trọng nhất đối với người theo đạo Chính thống giáo, là thời điểm đánh dấu sự kết thúc Mùa Chay. Khoảng 2,3 triệu tín đồ Cơ đốc giáo chính thống Nga đổ xô đến các nhà thờ, tham gia vào các lễ hội rước, nghi lễ vào đêm Giáng sinh, hát thánh ca... Sự kiện trang trọng này được tổ chức tại hàng nghìn thành phố, thị trấn của liên bang Nga.

Lễ Giáng sinh được coi là biểu hiện của quyền năng, sự linh thiêng, giúp tăng cường sự đoàn kết giữa mọi người. Lễ hội truyền thống này bắt đầu vào đêm Giáng sinh, được gọi là Sochyelnik. Những người theo đạo Thiên chúa ở Nga, chiếm khoảng 75% dân số, sẽ tập trung cầu nguyện, cùng nhau tổ chức một bữa tiệc lớn, ấm cúng bên gia đình. Những món ăn truyền thống trên bàn tiệc có dưa chuột muối, nấm muối, dưa cải bắp, táo ngâm, bánh nướng nhân thịt, nấm, cá, rau... Họ cũng có truyền thống tặng quà cho nhau, trang trí nhà cửa bằng các hình thiên thần, vì sao và hoạt cảnh Chúa giáng sinh. Một số người Nga không ăn chay, hoặc đi lễ nhà thờ nhưng vẫn tổ chức tiệc Giáng sinh., bởi họ coi đây là ngày lễ của tình yêu, sự chấp nhận và lòng khoan dung.

Một truyền thống được người Nga thường làm trong dịp này là đi xem bói. Việc xem bói này được thực hiện bởi những phụ nữ trẻ, chưa kết hôn, tập trung tại một ngôi nhà hoặc Banya - phòng tắm hơi kiểu Nga. Họ mặc váy ngủ và xõa tóc. Những người phụ nữ lớn tuổi thực hiện một nghi lễ để mang lại sự thịnh vượng cho gia đình. Đàn ông và phụ nữ có gia đình không được phép tham gia. Đây chỉ là một truyền thống giải trí của người dân.

Xứ sở bạch dương có phiên bản ông già Noel của riêng mình, khác với hình ảnh quý ông vui tính, bụng tròn mặc đồ đỏ xuất hiện trong các bộ phim Hollywood và trên thiệp giáng sinh ở Mỹ. Ông già Noel ở Nga gọi là Ded Moroz, thường khoác áo choàng lông màu đỏ, xanh hoặc vàng, chân đi ủng truyền thống của Nga và ngồi xe ngựa thay vì tuần lộc. Trợ thủ của ông là cô cháu gái Snegurochka - công chúa tuyết má hồng, tóc vàng và rất hay cười. Thay vì đêm Giáng sinh, Ded Moroz thường tặng quà cho trẻ em vào đêm giao thừa.

Không phải Bắc Cực, nơi trẻ em Nga có thể đến gặp Ded Moroz là một điền trang ở thị trấn Veliky Ustyug, vùng Vologda Oblast. Trẻ em Nga cũng thường gửi thư cho ông già Noel với hy vọng điều ước thành hiện thực. Du khách thường đổ xô tới đây dịp Giáng sinh để chụp ảnh cùng ông già Noel, cưỡi troika - xe ba ngựa mà Ded Moroz lái đi phát quà và tham gia các hoạt động giải trí mùa đông.

 

Thông tin chi tiết

Thời gian sắp diễn ra
0Ngày
0Giờ
0Phút
0Giây

Địa điểm

Nga

Tác giả

Nguyễn Thị Quỳnh

Đề xuất

Hạn chế

📅 22/02/2025 🌙 25/01/2025