
1. Nguồn gốc Lễ hội Kate Ninh Thuận
Từ Kate là một danh từ có nguồn gốc từ từ Katik của người Hindu (Hindu giáo) và từ Kattika trong tiếng Phạn của người Ấn Độ. Nếu dịch hẹp thì từ này có nghĩa là lễ cúng vào tháng 7 lịch Chăm, còn ý nghĩa chung rộng hơn thì chỉ lễ hội để tưởng nhớ tổ tiên, thần linh cùng những nhân vật có công với dân tộc.
Vì vậy, Lễ hội Kate Ninh Thuận mang bản sắc riêng của vương quốc Champa xưa. Tuy nhiên về sau thì lễ hội Ninh Thuận này đã có một số thay đổi do ảnh hưởng của nền văn hóa Ấn Độ và Hồi giáo. Điều này được thể hiện rõ qua việc ba cộng đồng tôn giáo là Chăm Ahier, Chăm Awal và Chăm Islam đều có phần lễ nghi, lễ tục ban đầu giống nhau nhưng về sau do ảnh hưởng Hồi giáo và Ấn giáo nên mỗi cộng đồng sẽ có những sự khác nhau trong nghi thức.
2. Lịch sử Lễ hội Kate Ninh Thuận
Không có quá nhiều ghi chép về lịch sử của Lễ hội Kate Ninh Thuận, cũng không có thông tin về thời gian cụ thể mà lễ này này ra đời. Vì vậy, chúng ta có thể cùng nhau tìm hiểu đôi nét về quá trình lịch sử từ thế kỉ II đến thế kỷ XII khi vương quốc Champa thịnh vượng nhất để hiểu bối cảnh ra đời của lễ hội Kate.
Khi Ấn Độ giáo du nhập vào vương quốc Champa đã tác động khá mạnh đến các nghi lễ cúng tế của người Chăm khi thực hiện những sự kiện trọng đại như thu hoạch mùa màng, khi đánh thắng trận, lễ đăng cơ của vua chúa. Cho đến thế kỷ XV (khoảng năm 1471), thủ đô Vijaya (hiện nay là Bình Định) bị suy tàn, cũng là dấu mốc đánh dấu nền văn minh Champa sụp đổ, kéo theo đó là những ảnh hưởng của Ấn Độ giáo ngày càng mờ nhạt, nhường chỗ lại cho tín ngưỡng Hồi giáo lên ngôi.
Tuy đây là thời kỳ phát triển cực thịnh của đạo Hồi nhưng nền văn minh Champa vẫn chịu ảnh từ tàn dư của Ấn Độ giáo. Vì thế cho đến tận ngày nay, cộng đồng người Chăm tại Ninh Thuận nói riêng và Việt Nam nói chung vẫn chia làm những cộng đồng theo tín ngưỡng khác nhau, trong đó hai cộng đồng đông đúc nhất là người Chăm Ahier theo tôn giáo Bà La Môn và người Chăm Awal theo tôn giáo Bà Ni. Trong khi lễ hội Ramưwan là truyền thống của người Chăm Bà Ni thì lễ hội Kate Ninh Thuận là lễ hội truyền thống của người Chăm Bà La Môn.
Theo trình tự lễ hội diễn ra, các nghi thức của Lễ hội Kate Ninh Thuận sẽ bắt đầu từ đền tháp cho đến các làng xã và về mỗi gia đình. Phong tục này được xem như một dòng chảy từ cộng đồng đến cá nhân, được người Chăm gìn giữ hàng ngàn năm qua.
Các nghi lễ trong lễ hội Kate của người Chăm sinh sống tại Ninh Thuận sẽ đồng thời được diễn ra ở cả 3 đền tháp. Về cơ bản các nghi lễ đều giống nhau với ngày đầu tiên sẽ cúng tế tại đền tháp, ngày thứ hai cúng tế tại làng và ngày thứ ba là cúng tế tại nhà.
3.Thời gian tổ chức
Lễ hội Kate Ninh Thuận của người Chăm sẽ được tổ chức trong thời gian 3 ngày, thường sẽ được bắt đầu vào ngày 1/7 theo lịch Chăm (khoảng 25/9 đến 5/10 dương lịch). Địa điểm tổ chức lễ hội là tại đền tháp Po Nagar (thuộc địa phận thôn Hữu Đức, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước), Tháp Po Klong Garai (thuộc địa phận phường Đô Vinh, thành phố Phan Rang – Tháp Chàm) và tháp Po Rome (thuộc địa phận thôn Hậu Sanh, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước).
Theo trình tự lễ hội diễn ra, các nghi thức của Lễ hội Kate Ninh Thuận sẽ bắt đầu từ đền tháp cho đến các làng xã và về mỗi gia đình. Phong tục này được xem như một dòng chảy từ cộng đồng đến cá nhân, được người Chăm gìn giữ hàng ngàn năm qua.