Âm Lịch 20/3

Lễ hội làng Lệ Mật

Lễ hội Bắt đầu ngày 20/3🌙 Âm lịch 1 năm

      Hàng năm, Thủ đô Hà Nội luôn thu hút được đông đảo du khách đến tham quan và du lịch nhờ vào những nét văn hóa đặc sắc, truyền thống bên cạnh không gian hữu tình, cổ kính. Mùa lễ hội ở Hà Nội luôn luôn rực rỡ sắc màu với các thủ tục và lễ nghi khác nhau. Trong đó có Lễ Hội Làng Lệ Mật cũng rất được người dân và du khách đón nhận dù có phần hơi “rợn gáy”.

Làng Lệ Mật là một xã thuộc tổng Gia Thụy, huyện Gia Lâm, phủ Thuận An, thị trấn Kinh Bắc, tồn tại vào cuối thời Lê, đầu thời Nguyễn. Vào năm 1961, xã Việt Hưng cùng các xã và thị trấn khác trong huyện Gia Lâm được gộp lại và nhập vào thành phố Hà Nội., Một phần của huyện Gia Lâm được tách ra để thành lập nên quận Long Biên, còn xã Việt Hưng thì đổi tên thành phường Việt Hưng vào năm 2003. Lệ Mật là một ngôi làng cổ, ngày xưa có tên là "Trù Mật", sau thì được chúa Trịnh Chù đổi tên thành Lệ Mật như hiện nay.

     Hiện tại, Lệ Mật nằm tại phường Việt Hưng, quận Long Biên và cách trung tâm thành phố Hà Nội xấp xỉ 7 km về phía Đông Bắc. Làng Lệ Mật vốn được biết đến là làng rắn vì trong làng có đến hàng trăm hộ gia đình nuôi rắn khác nhau, và cũng có thêm hàng chục nhà hàng với đặc sản là rắn chế biến sẵn. Bạn cũng có thể tìm mua các loại đặc sản rắn hoặc rượu rắn nổi tiếng, tìm hiểu thêm về các hoạt động văn hóa nghệ thuật về rắn được tổ chức linh đình và long trọng. Nếu bạn có thắc mắc về chất lượng rắn ở đây thì đừng lo lắng nhé! Vì Lệ Mật là làng rắn có tiếng tại Việt Nam cũng như thế giới và cũng là trung tâm giao dịch rắn của toàn miền Bắc đấy! Khám phá Hà Nội thì cũng đừng quên ghé thăm làng Lệ Mật nhé!                                                                                       

   Lễ hội làng Lệ Mật là một lễ hội lớn trong vùng, còn bảo lưu nhiều giá trị văn hóa độc đáo, trong việc tế lễ, rước nước cùng nhiều loại hình văn hóa dân gian khác.

Theo tương truyền, vào đời vua Lý Nhân Tông (1043), có một công chúa cưng của Vua thường bơi thuyền du ngoạn trên dòng Thiên Đức (tức sông Đuống ngày nay), vào một hôm, công chúa bị đắm thuyền, chết đuối không tìm thấy xác. Nhà Vua rất đau lòng bèn ra lệnh bất cứ ai tìm thấy sẽ nhận được giải thưởng lớn, nhưng không ai có thể tìm thấy.

       Ở Lệ Mật có một chàng trai họ Hoàng đã anh dũng chiến đấu chống lại thủy quái và cuối cùng đưa được ngọc thể của công chúa vào bờ. Vua ban thưởng nhiều gấm vóc, vàng bạc nhưng ông đều từ chối vật thưởng và chỉ xin Vua cho những người nghèo ở làng Lệ Mật và các làng xung quanh “di cư” đến vùng đất phía Tây kinh thành Thăng Long làm trang trại.

Sau khi được nhà Vua chấp thuận, ông cùng nhân dân Lệ Mật vượt sông Nhị Hà (sông Hồng) đến khai khẩn vùng đất phía Tây kinh thành Thăng Long. Vùng đất này dần dần được bồi đắp và mở rộng thành 13 làng được sử sách gọi là “Thập Tam Trại”. 13 làng được đặt tên là Cống Vị, Ngọc Hà, Giảng Võ, Thủ Lệ, Vạn Phúc, Hữu Tiếp, Thụy Khê, Ngọc Khánh, Liêu Giai, Kim Mã, Đại Yên, Phủ Đế… Người dân Lệ Mật thờ ông là thần hộ mệnh của làng. Hàng năm cư dân của 13 làng đều trở về để tưởng nhớ công ơn của ông..

Lễ rước kiệu của nhân dân "Thập tam trại" về lễ Thánh cùng múa nghi lễ Giảo Long đã diễn ra tại Đình Lệ Mật (phường Việt Hưng, quận Long Biên, Hà Nội). Lễ hội truyền thống làng Lệ Mật 2023 cũng là ngày kỷ niệm 980 năm Ngày Đức Thánh mang dân làng Lệ Mật sang khai hoang lập lên "Thập Tam trại". 

Để tưởng nhớ công ơn của Đức Thánh và phát huy truyền thống "uống nước nhớ nguồn", hàng năm, Đình Lệ Mật lại tổ chức lễ hội vào tháng 3 âm lịch, kéo dài từ ngày 20/3 cho đến ngày 24/3 âm lịch. Trong đó, ngày 23 âm lịch luôn được coi là ngày vui, náo nhiệt nhất vì đây là ngày nhân dân "Thập tam trại" về lễ Thánh, cũng là ngày nghi lễ múa Giảo Long được diễn ra. Bên cạnh đó, đây cũng là dịp để quảng bá nét đẹp văn hoá đặc sắc của làng Lệ Mật đến với người dân cả nước và du khách thập phương, đồng thời gìn giữ di sản văn hoá phi vật thể của làng Lệ Mật.

Dưới đây là một số hình ảnh ghi nhận tại lễ hội:

Làng Lệ Mật tưng bừng tổ chức Lễ hội truyền thống  - Ảnh 1.
Làng Lệ Mật tưng bừng tổ chức Lễ hội truyền thống  - Ảnh 2.
Làng Lệ Mật tưng bừng tổ chức Lễ hội truyền thống  - Ảnh 3.
Làng Lệ Mật tưng bừng tổ chức Lễ hội truyền thống  - Ảnh 4.
Làng Lệ Mật tưng bừng tổ chức Lễ hội truyền thống  - Ảnh 5.
Làng Lệ Mật tưng bừng tổ chức Lễ hội truyền thống  - Ảnh 6.
Làng Lệ Mật tưng bừng tổ chức Lễ hội truyền thống  - Ảnh 7.
Làng Lệ Mật tưng bừng tổ chức Lễ hội truyền thống  - Ảnh 8.

 

                                                                                                            Nhân dân "thập tam trại" rước kiệu vào Đình lễ Thánh. (Ảnh: Diệu Vy).

Làng Lệ Mật tưng bừng tổ chức Lễ hội truyền thống  - Ảnh 9.

Kiệu bay tại lễ hội truyền thống làng Lệ Mật. (Ảnh: Diệu Vy).

Làng Lệ Mật tưng bừng tổ chức Lễ hội truyền thống  - Ảnh 10.
Làng Lệ Mật tưng bừng tổ chức Lễ hội truyền thống  - Ảnh 11.

Lễ hội năm nay thu hút đông đảo người đến xem. (Ảnh: Diệu Vy).

Làng Lệ Mật tưng bừng tổ chức Lễ hội truyền thống  - Ảnh 12.
Làng Lệ Mật tưng bừng tổ chức Lễ hội truyền thống  - Ảnh 13.

Các em nhỏ mầm non, mẫu giáo cũng rất háo hức. (Ảnh: Diệu Vy)

Làng Lệ Mật tưng bừng tổ chức Lễ hội truyền thống  - Ảnh 14.

Đại biểu và du khách thập phương vào lễ Thánh. (Ảnh: Diệu Vy).

Làng Lệ Mật tưng bừng tổ chức Lễ hội truyền thống  - Ảnh 15.
Làng Lệ Mật tưng bừng tổ chức Lễ hội truyền thống  - Ảnh 16.
Làng Lệ Mật tưng bừng tổ chức Lễ hội truyền thống  - Ảnh 17.

 

Làng Lệ Mật tưng bừng tổ chức Lễ hội truyền thống  - Ảnh 18.

Điệu múa Giảo Long, tái hiện lại truyền thuyết về Đức Thánh. (Ảnh: Diệu Vy).

Làng Lệ Mật tưng bừng tổ chức Lễ hội truyền thống  - Ảnh 19.

 

Thông tin chi tiết

Thời gian sắp diễn ra
0Ngày
0Giờ
0Phút
0Giây

Tác giả

Lê Quang Hiển

Đề xuất

Hạn chế

📅 22/02/2025 🌙 25/01/2025