Âm Lịch 3/1

Lễ hội Lăng Ông Trà Ôn

Lễ hội Bắt đầu ngày 3/1🌙 Âm lịch 2 ngày

Với bề dày văn hóa của vùng đất Vĩnh Long, Lễ hội Lăng Ông Trà Ôn được xem như sự hòa quyện trong đa dạng về các loại hình nghệ thuật dân gian. Nhưng điều đặc biệt chính là lễ hội này còn mang nét độc đáo của từng dân tộc Kinh, Hoa, Khmer sinh sống tại vùng đất đầy nắng và gió nơi đây. Bên trong Lăng Ông Trà Ôn còn thờ Phó soái Nguyễn An, Trương Công Định, Lê Văn Duyệt và Nguyễn Trung Trực. Vào ngày 22/1/2020, Lễ hội Lăng Ông Trà Ôn đã chính thức được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trực tiếp đề xuất.

Lễ hội Lăng Ông Trà Ôn có nguồn gốc từ giỗ ông Nguyễn Văn Tồn (4 tháng Giêng âm lịch hằng năm). Cụ Nguyễn Văn Tồn công khai hoang mở cõi vùng đất Trà Ôn, Cầu Kè, ngăn chặn quân Xiêm xâm lấn đất nước. Ngoài ra, ông còn được xem như một vị phúc thần giúp tránh được thiên tai dịch bệnh. Dịp lễ này đã thu hút rất nhiều người dân từ trong ra đến các vùng lân cận như Mang Thít Cầu Kè, Càng Long,...

Lễ hội Lăng Ông Trà Ôn thể hiện lòng tri ân sâu sắc của nhân dân các dân tộc Kinh, Hoa, Khmer đối với vị tướng có công với dân, với nước. Đồng thời thông qua lễ hội khơi dậy tinh thần đoàn kết, tình yêu thương gắn bó của dân tộc Kinh, Hoa, Khmer trong cộng đồng để cùng nhau xây dựng quê hương, đất nước giàu đẹp. Lễ hội Lăng Ông Trà Ôn là sự tổng hòa, thống nhất trong đa dạng về loại hình nghệ thuật dân gian nhưng lại mang những nét độc đáo riêng biệt của từng dân tộc Kinh, Hoa, Khmer sinh sống tại vùng đất Trà Ôn, đồng thời các trình diễn dân gian như: nhạc ngũ âm, múa Sa - dăm, múa dân gian Khmer, múa lân, nhạc Tùa Lầu Cấu, hát bội,… đã tái hiện được những nét sinh hoạt văn hoá cổ xưa của người dân vùng Trà Ôn. Lễ hội Lăng Ông còn là “sợi dây” gắn kết cộng đồng, tình đoàn kết, yêu thương giúp đỡ nhau. Đây chính là giá trị nhân văn sâu sắc giúp con người hướng đến những giá trị chân - thiện - mỹ.

Với giá trị tiêu biểu, Lễ hội Lăng Ông Trà Ôn được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo Quyết định số 261/QĐ-BVHTTDL ngày 22/01/2020.

Lễ hội Lăng Ông Trà Ôn được diễn ra tại khu lăng mộ có diện tích khoảng 8.000m2. Nơi đây còn có nhiều công trình với hoa văn, kiến trúc trang nghiêm, cổ kính và được bao phủ bởi cây xanh, tỏa che bóng mát.

Chính điện Lăng Ông dùng để thờ cụ Nguyễn Văn Tồn, phu nhân, con trai ông và các vị tướng khác. Khi bước vào trong chính điện, bạn sẽ thấy bàn thờ cụ đặt ở giữa, có tượng và di ảnh. Phía trước tượng là một thanh kiếm thể hiện sự uy dũng. Nhà võ ca có sân khấu ở trước chính diện, đây là nơi diễn ra các buổi biểu diễn hát hò, múa lân,... Còn phía bên trái là nhà khói và phải là nhà khách. Phía sau chính điện là lăng mộ của ông và phu nhân, được xây theo hình dáng song táng với các chi tiết như trụ liễu, tường hoa, cặp kỳ lân đứng hầu…

Lễ hội Lăng Ông Trà Ôn có các nghi thức cúng tế như: Chánh tế, lễ tế Tiền hiền, Hậu hiền, Túc yết, xây chầu, hát bội. Đặc biệt là phần trình diễn nhạc lễ của dân tộc Hoa, Khmer, Kinh: Người Hoa trổ tài múa lân, nhạc Tùa Lầu Cấu, còn dân tộc Khmer chơi nhạc ngũ âm và múa hát theo truyền thống và người Kinh thì mang những âm điệu êm tai, trình diễn hát bội của các câu lạc bộ ở địa phương. Ngoài ra, Lễ hội Lăng Ông Trà Ôn còn có hội thi ẩm thực, chương trình giao lưu đờn ca tài tử, thi đấu bóng chuyền và các trò chơi dân gian thú vị khác.

Khi xưa, người dân nơi đây tổ chức lễ rước sắc phong với cờ đuôi nheo, trống chiêng, những ai tham gia đều phải mặc võ phục triều Nguyễn với thắt lưng đỏ hoặc áo xanh đi cùng khăn đóng. Nhưng đến nay thì tập tục này đã không còn được lưu hành nữa. Mà thay vào đó là mở đầu với tục dựng nêu, dâng cúng bánh trái và hoa quả. Vào ngày 30/12 âm lịch, các vị hương lão cúng Ông Tiền quân và trời đất trước khi bắt đầu dựng cây nêu trước lăng. Trên đọt của nêu được treo bùa và một số tượng vật biểu trưng khác như cá chép đất hoặc gỗ, chuông, khánh,… Người dân địa phương cho rằng việc sử dụng cây sẽ giúp chỉ đường Ông về ăn Tết và chuẩn bị cho ngày giỗ. Tre được chọn để dựng nêu phải là loại hóp, đanh, tươi lâu, đếm đốt ngọn thuộc cung Sinh mới chặt gốc. Các nhánh, lá tre phải đem đi róc và chừa lại phần đọt. Từ sáng sớm ngày mùng 3 âm lịch hằng năm, dàn nhạc ngũ âm của người Khmer đến từ chùa Gò Xoài đã vang vọng khắp nơi tạo nên bầu không khí náo nhiệt. Tiếp đến là lễ tụng kinh cầu an của các sư thấy người Khmer. Cuối cùng là buổi biểu diễn múa lân của người Hoa nhằm cầu an lành, mở ra bước khởi đầu tốt đẹp cho năm mới. 

Lễ tụng kinh cầu an được các vị sư người Khmer tiến hành thực hiện. Sau đó là phần biểu diễn múa lân để cầu thịnh vượng cho người dân nơi đây. Tiếp đến là các điệu múa dân gian như sa-dăm, rô-băm, hát dù-kê... Các buổi trổ tài thú vị từ các dân tộc khác nhau được diễn ra đến giờ thân thì kết thúc để bắt đầu lễ Túc yết, cúng tế các vị Tiền hiền khai hoang, Hậu hiền giữ nước với nghi thức dâng hương, trà rượu, nhạc lễ, đăng,… Những lễ vật dâng cúng thường là trái cây, sản vật địa phương như: Heo trắng chưa nấu chín hoặc một cái đầu heo được làm sạch, mâm xôi không đậu, bánh, trầu cau, rượu, trà, đĩa gạo, muối. Vì Lễ hội Lăng Ông Trà Ôn có nguồn gốc từ đám giỗ nên trên mâm luôn phải được bày như bữa cơm. Sau nghi lễ là phần trình diễn tái hiện lại các vở mang tính lịch sử đầy ý nghĩa và sâu sắc. Đây cũng là cách mà lễ hội này nhắc lại những phẩm chất tốt đẹp của các bậc tiền nhân.

Chưa dừng lại ở đó, tiếp đến là Lễ Xây chầu đại bội. Trống chầu được khiêng ra và đặt dưới sân khấu, người dân sẽ chọn ra người cầm chầu, đào, kép của đoàn hát để tham gia biểu diễn các lễ sau: Lễ Tam Tài (Tam đa hay Tam tinh), chúc tụng Phúc - Lộc - Thọ, Lễ Khai Thiên Tịnh Địa (Ðiềm hương - Ðiềm hoa), Lễ Bát Tiên Hiến Thọ, Lễ Xang Nhật Nguyệt, Lễ Tứ Thiên Vương, Lễ Ðứng Cái, Lễ Gia Quan - Tấn phước (Gia quan phổ tước). Như bạn có thể thấy, thời gian thực hiện các nghi thức còn kéo dài hơn cả Lễ hội kỳ yên ở Vĩnh Long.

 

Lễ hội Lăng Ông Trà Ôn, thống nhất trong đa dạng của nghệ thuật dân gian 2

Lễ hội Lăng Ông Trà Ôn cũng nhận được sự góp mặt của các viên chức cấp cao tại địa phương

Lễ hội Lăng Ông Trà Ôn, thống nhất trong đa dạng của nghệ thuật dân gian 3

Dòng người tham gia Lễ hội Lăng Ông Trà Ôn rất đông đúc và náo nhiệt. Các sư thầy tứ phương đổ về để thực hiện nghi thức của lễ hội

Lễ hội Lăng Ông Trà Ôn, thống nhất trong đa dạng của nghệ thuật dân gian 4

Lễ hội Lăng Ông Trà Ôn tổ chức các hoạt động dân tộc như hát bội, múa và còn những trò chơi thú vị khác

Thông tin chi tiết

Thời gian sắp diễn ra
0Ngày
0Giờ
0Phút
0Giây

Tác giả

Bùi Thị Phượng

Đề xuất

Hạn chế

📅 22/02/2025 🌙 25/01/2025