Lễ hội Lơh Yang Rơ

Lễ hội

        Cùng với các tộc người Châu Ro, Mạ, S’tiêng, tộc người Kơ Ho được xem là cư dân bản địa của vùng đất Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ. Họ đã có quá trình lịch sử cư trú và phát triển lâu đời trên vùng đất này. Do quá trình cộng sinh lâu đời mà các mối quan hệ, những đặc trưng kinh tế, văn hóa, xã hội… của tộc người Kơ Ho có nhiều điểm tương đồng với các tộc người anh em khác. Sự giao thoa này được thể hiện rõ nét qua các hoạt động vật chất cũng như sinh hoạt tinh thần của đồng bào Kơ Ho. Đặc biệt, do sống xen kẽ và giao lưu mật thiết với các dân tộc, nhất là dân tộc Mạ và Mnông anh em nên một số nhóm Kơ Ho rất khó phân biệt với hai dân tộc trên, nhất là về ngôn ngữ.

        Tộc người Kơ Ho sống phân bố thành dải dài từ phía Nam tỉnh Khánh Hòa đến Lâm Đồng, phía Tây tỉnh Bình Thuận tới phía Bắc tỉnh Đồng Nai, nhưng tập trung đông nhất là tỉnh Lâm Đồng. Cộng đồng dân tộc Kơ Ho bao gồm nhiều nhóm và ít nhiều phát triển trên những trình độ kinh tế xã hội khác nhau: Kơ Ho Xrê, Kơ Ho Chit, Kơ Ho Lạt, Kơ Ho T’ring,… và cách viết tên dân tộc Kơ Ho ở một số nơi cũng khác nhau: Cơho, K’ho, Kaho…

        Người Kơ Ho sống tại tỉnh Đồng Nai hiện có 184 hộ với 807 khẩu (số liệu của Ban Dân tộc tỉnh, tháng 6/2009), đứng hàng 12/40 dân tộc đang sinh sống. Huyện có đông đồng bào định cư là huyện Tân Phú với 143 hộ, 621 khẩu, tập trung nhiều nhất ở các xã Phú Bình, Phú Trung và ngoài ra còn có huyện Long Khánh, huyện Xuân Lộc.

         Họ sống xen kẽ và có mối quan hệ chặt chẽ với các dân tộc Mnông và Mạ, anh em nên một số nhóm Kơho khó có thể phân biệt được với hai dân tộc trên. Người Kơho có quan niệm rằng, thần linh và ma quỷ chi phối đến đời sống của họ nên trong năm họ thường tổ chứ rất nhiều lễ cúng như: cúng thần lúa (Lơh Yang rơ ), lễ đâm trâu…

         Người Kơ Ho quan niệm thần linh, ma quỷ chi phối đến đời sống nên họ tổ chức cúng kiếng để cầu xin. Người Kơ Ho tin rằng các vị thần rất thích ăn thịt và uống rượu nhưng tùy theo tầm quan trọng của buổi lễ mà đồng bào tế sống trâu, heo, dê hoặc gà, vịt cùng với rượu.

u_66f2d9b6821515.19900517.jpg

                              (Hình ảnh: Dân làng lần lượt gùi các lễ vật cúng gồm: gà, vịt, rượu để cúng tế)

 Trong số các nghi lễ của người Kơ Ho, những nghi lễ liên quan đến từng công việc làm rẫy, làm ruộng như gieo lúa, khi lúa trổ bông, thu hoạch lúa, cho lúa vào kho… là những lễ nghi quan trọng nhất và được tiến hành thường xuyên hơn. Đặc biệt là trong đời sống của người Kơ Ho thì lễ cúng Thần Lúa (Lơh Yang rơ) và lễ hội đâm trâu (Nhôxarpu) là hai lễ cúng quan trọng nhất. Cũng như dân tộc Mạ, người Kơ Ho tin rằng có một vị thần cao nhất là Ndu, họ cũng thờ cúng các vị thần đất, thần rừng, thần lúa, thần núi, thần sông…

         Vào hàng năm, sau khi thu hoạch xong vụ mùa, người Kơ Ho tổ chức cúng Yang Lúa để tạ ơn Thần Lúa đã phù hộ cho họ một vụ mùa bội thu, thóc lúa đầy kho và hứa hẹn một cuộc sống ấm no hạnh phúc. Qua đó, họ cũng cầu xin Thần Lúa phù hộ cho họ một vụ mới vào năm sau khá hơn năm trước. Cũng như các tộc người bản địa anh em, đây là ngày quan trọng nhất trong năm: đó kết thúc năm cũ và đón mừng năm mới với những điều mong ước được thần linh ban đến những điều tốt lành.

          Lễ Lơh Yang rơ thường được tổ chức với thời điểm khi mùa màng đã thu hoạch xong và người dân làm lễ cúng để tạ ơn thần lúa đã giúp họ có một vụ mùa bội thu, thóc đầy kho, hứa hẹn cuộc sống ấm no và hạnh phúc. Qua đó đồng bào Kơho cũng xin thần lúa phù hộ cho họ một vụ mùa mới bội thu hơn năm trước.

         Lễ vật trong lễ cúng Lơh– Yang – Rơ của người Kơhol thường mổ lợn, giết dê hoặc gà, vịt và không thể thiếu rượi cần. Trước khi cử hành lễ cúng Yang lúa, người Kơho phải lập một bàn thờ Yang ở cạnh kho lúa của mình. Cách trang trí bàn thờ Yang cũng là việc rất quan trọng: bên trên có trang trí một cây bông vải, cây bông tre đã được bôi tiết của con vật dùng để cúng lễ. Bên dưới bày các lễ vật như: bánh chưng, thính (cốm dẹp); bánh dầy, bộ đồ lòng của các con vật cúng; củ khoai môn đỏ; ly rượu; bó bông lúa; đọt mây… Hai sợi dây chỉ được đính bông trắng nối liền từ tầng trên của bàn Yang đến bình rượu cần, dùng làm dây dẫn đường để Yang đến được với bình rượu và các vật tế lễ.

        Trong lúc cử hành lễ, người lớn tuổi trong dòng họ hoặc già làng sẽ đọc bài gọi Yang, sau đó là lễ tạ ơn, cầu xin… Lễ cúng Yang sẽ được tổ chức ở kho lúa trước rồi mới được di chuyển về nhà ở.

        Đây là một lễ hội lớn của người Kơho diễn ra trong thời điểm người dân đang rảnh rỗi, mang tính chất như bữa tiệc ăn mừng mùa màng bội thu. Lễ hội này thường diễn ra từ 3 ngày, có khi là cả 1 tuần, trong không khí vui vẻ. Trong điệu nhạc, tiếng cồng chiêng (cing và gòng) và chất men của rượu cần, mọi người trong đồng bào Kơho sẽ nhảy múa, hát hò và kể những chuyện về đồng bào mình, làm quen… Các hình thức văn hóa nghệ thuật này được dịp phô diễn và gìn giữ cho các thế hệ trẻ. Đây cũng là dịp để mọi người đến xem và tham gia các hoạt động văn hóa dân gian truyền thống của đồng bào dân tộc Kơho .

u_66f2d9f97d4261.26343491.jpg

                                                                 (Hình ảnh: Dân làng tưng bừng chảy hội)

Thông tin chi tiết

Địa điểm

Tỉnh Đồng Nai

Tác giả

Nguyễn Thị Thanh Hiền

Đề xuất

Hạn chế

📅 22/02/2025 🌙 25/01/2025