
Lồng tồng theo tiếng Tày, Nùng có nghĩa “xuống đồng”, là hoạt động gắn với tín ngưỡng về nông nghiệp, là hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian cầu mong mưa thuận, gió hòa, thiên thời địa lợi, vạn vật sinh sôi nảy nở, thể hiện khát vọng vươn tới ấm no, hạnh phúc của mỗi người.
Lễ hội Lồng tồng được đồng bào dân tộc Tày, Nùng coi là lễ hội quan trọng bậc nhất diễn ra vào tháng Giêng âm lịch hàng năm (sau Tết Nguyên đán).
Lễ hội có 2 phần gồm: phần lễ và phần hội. Phần lễ có nhiều lễ vật được người dân chuẩn bị chu đáo từ các sản phẩm nông nghiệp để cúng thần linh. Phần hội có nhiều tiết mục văn nghệ mang đậm nét văn hóa dân tộc… Lễ hội Lồng tồng là điểm nhấn về văn hóa, góp phần thắt chặt tình đoàn kết giữa cộng đồng các dân tộc trên địa bàn.
Đến với lễ hội, du khách được tham quan, thưởng thức các món ẩm thực đặc trưng bày bán tại các gian hàng, được hòa mình trong những làn điệu sli, lượn, được thưởng thức những ché rượu cần mang đậm hương vị Nam Xuân…
Hằng năm, vào dịp đầu xuân - thời điểm giao mùa của trời đất, đồng bào dân tộc Tày, Nùng ở thôn Nam Tân, xã Nam Đà, Huyện Krông Nô, Tỉnh Đăk nông ..Ngày 10 tháng 01 năm 2023 m lịch(31/01/2023 DL); huyện Krông Nô tổ chức Lễ hội Lồng tông (lễ hội xuống đồng). Đây là lễ hội mang đậm nét văn hóa truyền thống, được lưu truyền từ lâu đời trong đời sống văn hóa tinh thần và xã hội của người Tày, Nùng. Đồng bào Tày, Nùng coi lễ hội Lồng tông là tài sản văn hóa tinh thần vô giá, bởi nó chứa đựng mong ước, niềm tin thiêng liêng, cháy bỏng của mỗi người dân về một cuộc sống yên lành, no đủ, đồng thời cũng chứa đựng đầy đủ những nét tinh túy trong bản sắc văn hóa của người Tày, Nùng nơi đây như: văn hóa nghệ thuật dân ca, dân vũ,phong tục tập quán, trò chơi dân gian...
Bắt đầu từ ngày mùng 9 tháng Giêng, người dân thôn Nam Tân, xã Nam Đà đã náo nức công tác chuẩn bị vào hội. Mở đầu là công tác chuẩn bị khâu còn. Đây không chỉ là thể hiện sự khéo léo của các cô gái Tày, Nùng tại thôn Nam Tân duyên dáng mà còn chứa đựng yếu tố thiêng của các xóm Tân hợi, Mỹ Tân, Đầm voi, Đề bô trong làng - chọn 50 quả còn để dâng cúng Bách Thần. Quả còn được làm bằng vải tứ sắc, tua ngũ sắc, khâu thành 4 múi, 2 mặt, bên trong có gạo, thóc, cát (thóc tượng trưng cho hạt giống, cát tượng trưng cho đất để trồng lúa, gạo tượng trưng cho thành phẩm, là kết quả của quá trình lao động). Những quả còn được chọn sẽ có tên của gia đình, người khâu, được xếp vào mâm để dâng cúng tại cột nêu (Bách Thần) và để tung vào ngày hôm sau mùng 10 tháng Giêng.
Sáng mùng 10 tháng Giêng, mở đầu lễ hội là lễ cúng tại cây nêu(Cây còn) diễn ra linh thiêng và trang trọng. Lễ vật dâng cúng gồm: lễ chay (bánh chưng, bánh dày, bánh lẳng, bánh khảo, hoa quả, trầu cau; lễ mặn (01 con gà, thịt luộc, rượu và 1 mâm quả còn. Bắt đầu hành lễ, chủ tế mặc áo truyền thống của người dân tộc Tày, Nùng. Chắp sự lễ là người đọc văn khấn (Đại diện già làng Lê Đại Liên) Người cúng thường được gọi là ông thái. Sau khi lễ vật được đặt lên ban thờ, chủ tế dâng văn tế rồi đưa cho ông thái; và người dân hương, rót rượu, ông thái bắt đầu đọc văn tế... Khi hết tuần nhang, ông thái khấn xin thụ lộc. Cúng tế xong, mâm lễ mặn vẫn để trên ban thờ, các mâm lễ khác để trong gian đại bái đưa ra ngoài sân để rước về nơi tổ chức phần hội. Nơi tổ chức tung còn và các trò chơi dân gian, đặt lên các kệ tồng dưới chân cây còn. Xong việc, ông thái đọc văn khấn mời Bách Thần về dự Lồng tông, cầu mong Bách Thần phù hộ cho dân làng thôn Nam Tân, an lành, vật thịnh và xin được khai hội Lồng tông.