Âm Lịch 15/1

Lễ hội LồngTồng Yên Bái

Lễ hội Bắt đầu ngày 15/1🌙 Âm lịch 1 tháng

Lễ hội Lồng Tồng hay còn được gọi là Lễ hội xuống đồng, khởi nguồn là lễ hội của dân tộc Tày khi đã sống thành làng bản quần cư trong cộng đồng, song cũng là nét quy tụ những sắc thái văn hóa đặc trưng nhất của các dân tộc anh em khác như: Cao Lan, Dao, Nùng, Sán Chỉ... Đây là hoạt động tín ngưỡng cầu trời cho mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu, đời sống ấm no. Nơi tổ chức tại những ruộng tốt nhất, to nhất.

Huyện Yên Bình từ bao đời nay luôn coi hồ Thác Bà là báu vật của quê hương mình. Những làng bản định cư xung quanh hồ đã có cả nghìn năm tuổi, nhiều dân tộc anh em như Kinh, Tày, Cao Lan, Dao, Nùng… đã cùng nhau chung sống và gìn giữ mảnh đất quê hương này.

Lễ hội Lồng Tồng là lễ hội mở đầu cho một năm mới, mang đậm nét văn hóa truyền thống của một nền văn minh lúa nước được đồng bào các dân tộc ở các xã thuộc vùng thượng huyện, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái tổ chức hàng năm vào dịp đầu xuân. Thầy mo làm lễ cúng tạ ơn Trời, Đất và cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt, nhà nhà ấm no, hạnh phúc.

Về Yên Bái khám phá Lễ hội Lồng Tồng của người Tày ở Kiến Thành 2

Đây là lễ hội lớn của người Tày tại vùng Kiến thành, Yên Bái

Lễ hội thường được tổ chức vào đúng ngày rằm tháng Giêng hằng năm. Và Lễ hội Lồng Tồng của người Tày ở Kiến Thành thì được tổ chức ngay tại khu vực Kiến Thành và họ thường chọn những vùng ruộng rộng rãi, to nhất và tốt nhất để làm lễ. 

Về Yên Bái khám phá Lễ hội Lồng Tồng của người Tày ở Kiến Thành 3

Vùng đất càng rộng thì càng được lựa chọn để làm nơi tổ chức Lễ hội Lồng Tồng của người Tày ở Kiến Thành

Phần lễ thì gồm có những nghi thức truyền thống trang trọng. Phần mở đầu lễ hội là phần rước hoa quả, cỗ bánh. Sau phần này là lễ cúng Thành hoàng bản thổ, thần suối, thần núi: Núi Khau Raáo nằm ở phía Tây, núi Khau Thú nằm ở phía Bắc, núi Khau Cuốm nằm ở phía Nam và miếu Bà Chúa nằm ở phía Đông. Họ cầu cho mưa thuận gió hòa, cầu cho cây cối tốt tươi, cầu cho chim muông, sâu bọ không phá hoại mùa màng, dân làng luôn khoẻ mạnh, đời sống của nhân dân luôn được ấm no, hạnh phúc.

Theo tục truyền từ thời xưa, lễ cúng Thành hoàng bản thổ của bản Roòng Raáo sẽ được người đồng báo nơi đây dâng lên 6 cỗ bánh, mỗi cỗ bánh gồm 6 loại bánh là bánh bìa, bánh tẻ, bánh uôi, bánh trà làm, bánh phong trú, bánh nổ và một cây hoa 12 tầng tượng trưng cho 12 tháng trong năm đơm hoa kết trái. Thân của cây hoa phải được làm bằng cây găng gai, còn những bông hoa được làm bằng cây dâu, những vòng hoa tròn được cắm vào cành găng tạo thành cành hoa. Mỗi đầu của cành hoa được treo một quả khế để tượng trưng cho những hạt lúa căng bóng, trĩu cành. Mỗi cỗ bánh thì phải kèm theo 7 mâm cỗ với các món ăn từ gà, lợn và xôi nếp. Đi cùng với mâm cỗ bánh là cờ thần, chiêng, trống rộn rã để làm bừng lên không khí vui tươi nhộn nhịp của lễ hội. 

Về Yên Bái khám phá Lễ hội Lồng Tồng của người Tày ở Kiến Thành 4

Những mâm cỗ đầy đủ các món ăn được bày biện trang trọng

Về Yên Bái khám phá Lễ hội Lồng Tồng của người Tày ở Kiến Thành 5

Quy mô to lớn của lễ hội làm nên sự trang trọng không thể thiếu của phần lễ

Và không thể thiếu trong phần lễ sẽ là lễ cúng miếu bà Chúa. Theo như truyền thuyết rằng có nàng công chúa Quỳnh Hoa vào bản Roòng Raáo và chứng kiến được cuộc sống của người dân ở đây khổ quá, đến bát còn không có để mà ăn. Họ phải dùng lá rừng để đựng thức ăn. Vì lòng thương trước cảnh tượng đó nên nàng quay lại triều đình để xin cứu giúp dân lành. Nhưng không may, trên đường đi, khi đến thác Rào Hạ thì nàng bị nước lũ cuốn trôi, từ đó dân làng đã lập miếu thờ công chúa ngay trên chính bờ thác Rào Hạ và đặt tên là miếu Bà Chúa. Cứ vào đúng ngày 25 tháng Chạp âm lịch hàng năm thì nhân dân trong làng lại sắm sửa lễ vật mang dâng cúng Bà Chúa để cảm ơn bà đã phù hộ cho dân làng. Tất cả mọi nghi lễ đều thể hiện tấm lòng thành kính, biết ơn của dân làng đối với đất trời và đối với người xưa có ơn với mình. 

Xen với phần lễ, các nghệ nhân, các già làng trưởng bản cùng với người đồng bào tại đây cùng nhau trình diễn màn đồng diễn gồm 6 điệu dậm cổ đó là: dậm víi (múa quạt), dậm đàn tính, dậm teo kéo, dậm đáp (múa kiếm), dậm chéo rứa (múa chèo thuyền) và dậm quét sân rồng. 

Ngay sau phần lễ sẽ là phần hội. Đây luôn là phần được chờ đợi nhất vì luôn có những hoạt động vô cùng sôi nổi và vui nhộn cùng với sự tham gia của hàng ngàn người dân trong xã và du khách thập phương. Phần hội của Lễ hội Lồng Tồng của người Tày ở Kiến Thành thường có các trò chơi dân gian như: đánh yến, bắn nỏ, ném còn, đẩy gậy… Trong phần hội còn có hoạt động thi cấy lúa trên mảnh ruộng nước đã được bừa từ hôm trước. Mỗi làng, xã sẽ chọn ra những phụ nữ nhanh nhẹn nhất, cấy giỏi nhất để tham gia hội thi.

Các trò diễn khác trong Lễ hội Lồng tồng gồm: Ném còn, kéo co, đấu gậy, cờ tướng, chọi chim, bắn nỏ, cau quay, đánh yến, đánh đáo, đánh bi, đánh khăng, đi cà kheo... Trò đánh đu thường thu hút rất nhiều người tham gia, nhất là các bạn trẻ. Những trò chơi này thể hiện được sự gần gũi, giản dị và mang đến tinh thần cộng đồng của người dân trong. Những hình thức sinh hoạt mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc này đã thực sự là cầu nối kết nối tình thân giữa các dân tộc Tày, Mông, dao và Kinh trong vùng lại với nhau. 

Về Yên Bái khám phá Lễ hội Lồng Tồng của người Tày ở Kiến Thành 6

Phần hội là phần thu hút nhiều người tham gia nhất. Ảnh: vov.vn

Về Yên Bái khám phá Lễ hội Lồng Tồng của người Tày ở Kiến Thành 7

Phần thi cấy lúa gay cấn của phụ nữ các bản làng với nhau. Ảnh: bivitour.com

Về Yên Bái khám phá Lễ hội Lồng Tồng của người Tày ở Kiến Thành 8

Phần hội có phần giao lưu văn nghệ giữa người dân trong vùng, bất kể là dân tộc nào

Thông tin chi tiết

Thời gian sắp diễn ra
0Ngày
0Giờ
0Phút
0Giây

Địa điểm

Tỉnh Yên Bái

Tác giả

Bùi Thị Huệ

Đề xuất

Hạn chế

📅 22/02/2025 🌙 25/01/2025