Âm Lịch 1/11

Lễ hội Nhan Lúa, Thần Nông (Châu Ro)

Lễ hội Bắt đầu ngày 1/11🌙 Âm lịch 1 tháng

1.Sự ra đời của Lễ hội Nhan Lúa, Thần Nông (Châu Ro)

1.1 Ý nghĩa của Lễ hội Nhan Lúa, Thần Nông (Châu Ro)

Nếu có dịp ghé đến Vũng Tàu, bạn sẽ có cơ hội tham gia vào nhiều lễ hội đặc sắc khá nhau như lễ hội nghinh ông đình Thắng Nam, Lễ kỷ niệm ngày giỗ nữ anh hùng Võ Thị Sáu. Trong đó, Lễ hội Nhan Lúa, Thần Nông (Châu Ro) là một trong những lễ hội lớn nhất năm thu hút đông đảo người đến tham gia mỗi khi đến dịp tổ chức.

Đây là dịp để người đồng bào Châu Ro thể hiện tấm lòng cung kính, cảm tạ đất trời, Thần Lúa, Thần Nông đã bảo hộ và ban cho họ một mùa màng bội thu. Đối với người dân tộc Châu Ro, Lễ hội Nhan Lúa, Thần Nông (Châu Ro) chính là một dịp lễ quan trọng với ý nghĩa hết sức to lớn mà họ luôn muốn giữ gìn và phát huy mãi về sau này.

1.2 Mục đích của lễ hội

Lễ hội Nhan Lúa, Thần Nông (Châu Ro) thể hiện rõ được nét sinh hoạt và bản sắc văn hóa vô cùng độc đáo của người Châu Ro. Là một lễ hội lớn nhận được sự quan tâm đông đảo qua từng năm, Lễ hội Nhan Lúa, Thần Nông (Châu Ro) dần dần được mở rộng hơn, tổ chức ở nhiều địa phương khác nhau trên địa bàn tỉnh Vũng Tàu.

Thông qua lễ hội, tinh thần đoàn kết cộng đồng giữa các địa phương càng ngày càng gắn chặt. Nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn cùng các tiết mục biểu diễn nghệ thuật đặc sắc khơi dậy được tình yêu quê hương, đất nước và lòng tự hào dân tộc của người dân Vệt Nam. Từ đó khích lệ người dân nơi đây cùng chung sức, đồng lòng với nhau xây dựng một nền văn hóa đa dạng, tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc.

2.Thời gian và địa điểm tổ chức lễ hội

Lễ hội Nhan Lúa, Thần Nông (Châu Ro) thường được tổ chức vào tháng 11 âm lịch hằng năm và kéo dài xuyên suốt 1 tháng. Lễ hội được tổ chức ở nhiều địa phương khác nhau, có năm ở huyện Châu Đức, có năm ở huyện Xuyên Mộc. Đa phần các địa điểm tổ chức đều là nơi mà người dân tộc Châu Ro tập trung sinh sống chủ yếu.

3. Lễ hội Nhan Lúa, Thần Nông (Châu Ro) có gì đặc sắc?

3.1 Phần lễ

Trong quan niệm của người Châu Ro, Thần Nông, Thần Lúa, Thần Rừng là các vị thần hộ mệnh cho cuộc sống của người dân được sung túc, ấm no. Vì vậy, mỗi năm tại đây đều tổ chức các lễ hội đặc sắc như Lễ hội Nhang rừng, Thần rừng nhằm cảm tạ thần linh. Trong đó, Lễ hội Nhan Lúa, Thần Nông (Châu Ro) diễn ra vào tháng 11 chính là lễ hội lớn nhất có phần nghi lễ cầu kỳ và mang đậm bản sắc dân tộc.

Cứ vào tháng 11 khi cây bắt đầu héo rạ, đồng bào người Châu Ro sẽ bắt đầu thực hiện lễ cúng ngay tại nương, rẫy. Sau đó họ sẽ rước hồn lúa về và mở hội linh đình. Các ngày tiếp theo, mỗi nhà sẽ tự tổ chức lễ cúng và kéo dài lần lượt cho đến hết tháng. Trước ngày cúng, người phụ nữ sẽ đi chợ và chọn loại gạo nếp thật ngon để làm bánh kịp cho mâm cúng với đầy đủ lễ vật vào sáng hôm sau. Tại bàn thờ ngoài Nhà văn hóa dân tộc Bàu Chinh sẽ được dựng thêm một cây nêu nhằm báo hiệu cho nghi thức đón thần linh vào làng.

Cây nêu có tổng cộng ba tầng nấc chính là mỗi tầng tượng trưng cho một biểu tương khác nhau. Trong đó, tầng trên cao là chùm lúa nhiều hạt, hai tầng nấc nhỏ chính là thần linh và tổ tiên. Trong tiếng cồng chiêng, người dân cùng nhau cảm tạ trời đất, các vị thần và cầu mong một mùa màng bội thu, thời tiết thuận lợi, không có dịch hại. Sau khi lễ cúng kết thúc, rượu và các món ngon sẽ được bày ra để đãi khách đến tham dự.

3.2 Phần hội

Sau phần nghi lễ, phần hội chính là điểm nhấn đặc sắc trong Lễ hội Nhan Lúa, Thần Nông (Châu Ro). Tham gia phần hội vào lúc này, bạn sẽ được thỏa thích uống rượu cần và ngắm nhìn những điệu múa dân tộc được thể hiện bởi những người đồng bào Châu Ro hay màn biểu diễn cồng chiêng, nhảy nghệ, nhảy sạp vô cùng đặc sắc.

Lễ hội mừng lúa mới của người Châu Ro

Đồng bào dân tộc Châu Ro tại BR-VT có hơn 8.000 người, tập trung chủ yếu ở các huyện: Châu Đức, Xuyên Mộc, Đất Đỏ và TX. Phú Mỹ. Đồng bào Châu Ro có những phong tục, lễ hội riêng, trong đó, Lễ hội mừng lúa mới (Yangva) là lễ hội lớn nhất năm.

Với người Châu Ro, Yangva là lễ hội lớn nhất trong năm, là dịp để đồng bào Châu Ro cảm ơn đất trời đã ban tặng một vụ mùa bội thu. Lễ hội thường bắt đầu vào tháng 11 âm lịch và kéo dài trong suốt 1 tháng. Tại khu rẫy trồng lúa, khi thu hoạch mùa màng, người Châu Ro để lại một vạt lúa trĩu hạt. Những bông lúa tốt được bó lại bằng tranh, rơm, lá chuối và rào bốn bên bằng các loại gai bằng tre, cây cối để bảo vệ. Theo quan niệm của người Châu Ro thì hồn lúa rẫy trú ngụ tại vùng lúa tốt và chờ cho đến khi họ tổ chức lễ Yangva thì rước về. Nghi thức rước hồn lúa là nghi thức đầu tiên trong lễ cúng Yangva.

Theo tục xưa, lễ cúng Yangva được đồng bào thực hiện ngay tại rẫy, ruộng. Người Châu Ro quan niệm: Tháng 11 thu cây héo rạ, mọi người mang gà, vịt, bánh ống… ra rẫy và cúng, sau đó rước hồn lúa về, mở hội. Các ngày tiếp theo, lễ cúng được tổ chức ở lần lượt các nhà, ngày nào cũng ăn cỗ, cho đến hết tháng.

Ngày nay, đồng bào Châu Ro tại Châu Đức chọn 1 ngày trong tháng 11 âm lịch, tổ chức lễ cúng Yangva chung ngay tại Nhà văn hóa dân tộc Bàu Chinh. Trước ngày cúng, phụ nữ đi chợ, chọn nếp ngon để nấu xôi hoặc xay bột, giã gạo làm bánh. Mỗi người một tay, người gói bánh, người thổi lửa nấu bếp… Các sản vật sẽ xong vào tối trước ngày lễ để rạng sáng hôm sau, mâm cúng với đầy đủ lễ vật được bày biện cẩn thận, đẹp mắt. Tại ban thờ ngoài sân Nhà văn hóa, đồng bào dựng 1 cây nêu, cỗ cúng gồm xôi, gà, hoa tươi, trái ngọt, bánh dày, cơm lam, củ nần, củ mì, củ chụp, đọt mây…. Người Châu Ro quan niệm cây nêu được xem là cây thông thiên. Bởi họ dựng cây nêu là để gửi “tin báo và thư mời” cho thần linh để đến dự lễ hội của cộng đồng Châu Ro. Đối với người Châu Ro thì cây nêu là mối giao hòa giữa cộng đồng. Hễ ai thấy cây nêu thì biết rằng làng vào lễ hội. 

Cây nêu có ba tầng nấc chính. Trên cao là chùm lúa nhiều hạt vươn lên với vai trò chủ thể cúng của người Châu Ro. Hai tầng nấc cây nêu nhỏ trên thân cây nêu chính tượng trưng cho thần linh và tổ tiên. Những gì sử dụng trang trí thể hiện trên cây nêu đều quy chiếu về những con số chẵn với quan niệm hoàn thiện, đầy đủ. 

Trong tiếng cồng chiêng, những người tham gia lễ cúng cầu mong một mùa lúa mưa thuận gió hòa, cầu bình yên cho mọi người, cầu thú nuôi không có dịch hại, lúa cho thêm nhiều hạt, chắc mẩy thu về cất đầy kho nuôi sống gia đình.
Sau khi lễ cúng kết thúc, rượu sẽ được rót ra, mời khách. Những món ngon để cúng, cũng được nấu để đãi khách đến dự lễ. Sau nghi thức cúng, phần hội rất được người dân và du khách ngóng đợi. Trong khi khách tham dự tiệc, uống rượu quản (cần), cồng chiêng được tấu lên. Một số phụ nữ, trẻ em Châu Ro hát, múa những bài hát của dân tộc mình. Tiếng đàn tre, khèn môi hay kèn lúa được nhiều người khảy, thổi để cầu phúc, chúc lành cho nhau. Đêm đến, lửa được đốt lên giữa sân của Nhà văn hóa, mọi người đi quanh đống lửa, uống rượu quản, cùng hòa nhịp theo lời ca, điệu múa của đồng bào.

Ảnh tổng hợp

Thông tin chi tiết

Thời gian sắp diễn ra
0Ngày
0Giờ
0Phút
0Giây

Tác giả

Nguyễn Thị Nga

Đề xuất

Hạn chế

📅 24/03/2025 🌙 25/02/2025