
Trong 3 ngày, từ 28 - 30/4 (nhằm ngày 20 - 22 âm lịch), Lễ hội diễn ra các nghi thức Phật giáo với sự tham gia của chư tôn đức, tăng ni các tự viện, phật tử như: dâng hương đức Phật, pháp hội cầu nguyện “mưa thuận gió hòa”, trì tụng kinh Phật, Chú đại bi… Do hiện tại Khu Quán âm Phật đài đang trong quá trình sửa chữa, nâng cấp nên không tổ chức phần hội như thường lệ hằng năm.
Quán âm Phật đài còn được gọi là Mẹ Nam Hải, tọa lạc trên diện tích khoảng 6 ha, ở cửa biển Nhà Mát, phường Nhà Mát, TP.Bạc Liêu, hàng năm thu hút hàng ngàn lượt khách phương xa đến hành hương và tham gia lễ hội Quán âm Nam Hải.
Chùa Quán âm Nam Hải nằm cách trung tâm thành phố Bạc Liêu khoảng 8 km. Ban đầu, chùa chỉ là một căn nhà rộng đơn sơ bằng cây lá, trên một khu đất nhỏ ở ven biển có nhiều ao đầm, bãi bùn… Qua nhiều năm, do sự bồi đắp của thiên nhiên, vị trí đặt tượng đài đã cách biển gần cây số. Năm 2004, chính quyền tỉnh Bạc Liêu đã cấp phép cho mở rộng và san lấp khu đất nơi chùa tọa lạc. Nhờ vậy mà một số hạng mục đã lần lượt được dựng lên nhờ vào sự đóng góp của các tín đồ phật tử và khách thập phương.
Quán âm Phật Đài được lập nên đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của ngư dân vùng biển Bạc Liêu. Chùa Quán m Phật Đài thuộc hệ phái Phật giáo Bắc tông, với pho tượng Bồ Tát Quán Thế m cao 11m, đứng uy nghi giữa một không gian thoáng đãng, hướng nhìn ra biển Đông.
Điện Thiên Thủ thờ thiên Thủ Quán âm (thờ chính). Đây là một trong nhiều danh xưng của Bồ Tát Quán Thế âm, tiếng Phạn là Avalokitesvara, cũng gọi là Quán Tự Tại. Tượng của vị Bồ Tát này có đến ngàn cánh tay và ngàn con mắt (thiên thủ, thiên nhãn). Điện Địa Tạng thờ Địa Tạng Bồ Tát (thờ chính). Đây là một vị Bồ Tát chuyên cứu độ sinh linh trong địa ngục. Bên cạnh đó, trong hai tòa nhà điện này còn có các tượng thờ (phối thờ) Quán Thế m Bồ Tát, Chuẩn Đề Vương Bồ Tát, Diệm Diêm Vương Bồ Tát,…
Từ cổng tam quan đi vào là cổng trời, tiếp theo là bức bình phong Hàng Long – Phục Hổ, kế đến là đại điện với cột phướn cao 49m, pho tượng Quán m ngự trên tòa sen hình bát giác, bên phải là Điện Thiên Thủ, trước có Phổ Đà Sơn, bên trái tượng là Điện Địa Tạng, phía trước có Đền Tiêu Diện Đại Sĩ. Phía trước sân lễ là bức bình phong Phục Hổ và 32 vị Bồ Tát hóa độ chúng sinh. Tất cả đều hòa hợp tạo nên một không gian văn hóa tâm linh uy nghi, tín ngưỡng.
Trong đời sống người dân ở đây, đặc biệt là người dân vạn chài sống bằng nghề đi biển, Mẹ Quán Thế m - mẹ Nam Hải là người luôn lắng nghe những bất trắc, khổ đau và chở che trước mọi sóng gió của đời sống người dân khi trên bờ lẫn khi ra biển.
Sự kính tín, ngưỡng vọng của người dân bản xứ và phật tử gần xa ngày càng thẩm thấu trong mọi hoàn cảnh sống và đó là niềm tin vững chắc, thiêng liêng trong đời sống của họ. Sự linh ứng của Bồ Tát Quán Thế m trở thành nguồn cảm hứng cho vô số câu chuyện nhiệm mầu với hình ảnh Mẹ tay cầm bình nước cam lồ cứu vớt chúng sinh, gieo vào lòng người con xứ biển và phật tử xa gần niềm tin về sự cứu độ, lòng từ bi không bờ bến.