Âm Lịch 10/6

Lễ hội Quan Lạn

Lễ hội Bắt đầu ngày 10/6🌙 Âm lịch 11 ngày

Hiếm ai biết tại một xã đảo thuộc địa phận Hạ Long có một lễ hội chèo bơi Quan Lạn truyền thống rất độc đáo, ngày càng thu hút khách du lịch gần xa. Đây là lễ hội truyền thống của người dân xã đảo Quan Lạn nhằm tưởng nhớ công ơn của tướng Trần Khánh Dư đã chiến thắng giặc Nguyên Mông và còn là lễ hội hội cầu cho mưa thuận, gió hòa của ngư dân đảo hàng năm.

                   1.Ý nghĩa của lễ hội chèo bơi Quan Lạn tại Hạ Long

Năm nào cũng vậy khi mùa hè đến, các điểm du lịch biển luôn là điểm đến được nhiều du khách lựa chọn. Và đảo Quan Lạn – Quảng Ninh cũng nằm trong số những điểm đến cực hot tại miền bắc. Nên khi nhắc đến du lịch Minh Châu Quan Lạn du khách sẽ nghĩ ngay đến những bãi biển trong xanh, hoang sơ bậc nhất miền bắc, cùng những bãi biển cát trắng mịn. Thế nhưng, nơi đây còn đặc biệt hơn hết với những dấu ấn lịch sử đậm nét. Một trong đó phải kể đến “lễ hội chèo bơi” một nét đẹp về văn hóa, bản sắc của vùng đất biển đảo này.

Lễ hội chèo bơi Quan Lạn (lễ hội Quan Lạn), diễn ra vào ngày 10-20/6 âm lịch, ngày hội chính là ngày 18 hàng năm. Lễ hội là tập tục hội làng truyền thống của người dân xã đảo Quan Lạn. Kỷ niệm chiến thắng giặc Nguyên Mông năm 1288, nhớ ơn chiến công của tướng Trần Khánh Dư và cũng là lễ hội cầu mưa thuận, gió hòa cho ngư dân đảo hàng năm.

Lễ hội thường được tổ chức tại bến Đình Quan Lạn, gần Đình Quan Lạn cổ kính, đây là một trong những địa danh lịch sử nổi tiếng của vùng đất Quan Lạn. Lễ hội thường diễn ra trong 10 ngày. Mở hội ngày 10 tháng 6, mở hội, khoá làng, người dân trong làng không được rời khỏi làng vào những ngày này nhưng khách thập phương vẫn có thể đến tham dự lễ hội.

              2.Độc đáo lễ hội chèo bơi Quan Lạn

2.1 Không khí chuẩn bị lễ hội chèo bơi Quan Lạn

Lễ hội chèo bơi Quan Lạn được tổ chức tại bến Đình Quan Lạn sát cạnh ngôi đinh cổ kính – Một trong những địa danh vô cùng lịch sử của mảnh đất Quan Lạn. Lễ hội được diễn ra trong vòng 10 ngày từ ngày mùng 10/06 âm lịch. Vào ngày mở hội cũng là ngày khóa làng, tức người dân trên đảo sẽ không được rời khỏi đảo cho đến ngày hết hội. Mặc dù khóa làng như du khách thập phương vẫn có thể đến làng để cùng người dân tham gia lễ hội.

Chính lễ chỉ có 3 ngày, nhưng suốt hàng chục ngày trước đó, nhân dân đã rục rịch chuẩn bị cho lễ hội truyền thống này rồi. Cờ Tổ quốc, cờ ngũ sắc được treo khắp đường làng. Lễ hội chèo bơi Quan Lạn khác với các vùng khác. Người chơi sẽ chia làm 2 đội và lập trại riêng luyện tập và đấu đua thuyền bắt đầu từ ngày 1, 2 đội bao gồm Đông Nam Văn và Đoài Bắc Võ. Thuyền đua được lựa chọn là thuyền đi biển có trọng tải khoảng 5 đến 6 tấn, được trang trí đầu rồng ở mũi thuyền rộng và sâu lòng.Đến ngày 16 được chon để làm lễ rước bài vị của Trần Khánh Dư từ nghè về đình. Những ngày này các đội tiếp tục tập luyện dưới bến tạo không khí đông vui náo nhiệt rất thú vị.

2.2 Phần chính hội

Ngày 16-6 âm lịch, sắc thần được rước từ đình lên nghè, các bô lão trong làng làm lễ cáo yết với thần xin tổ chức lễ hội. Sau đó, các giáp, các đoàn đại biểu sẽ lần lượt vào tế. Cùng với đó, hai giáp tổ chức khao quân đi kèm các hoạt động như giao lưu văn nghệ, biểu diễn múa rồng múa lân, thi các trò chơi dân gian.

Ngày 18 là ngày chính hội. Quân sĩ hai bên lĩnh trang phục làm lễ tế thần, nhận kiếm và xuất quân, dạo khắp đường làng. Hai bên biểu dương lực lượng đủ 3 vòng trên đường làng, 3 vòng ở miếu rồi mới dừng lại. Đến 4 giờ chiều, sau lễ dâng hương đọc chúc văn, nhận cờ lưu niệm, đánh trống trận, hai đội chuẩn bị thi bơi chèo truyền thống. Hai bên cử người cõng tướng từ miếu xuống thuyền rồng. Hai thuyền quay mũi đều nhau chuẩn bị xuất phát. Sau 3 vòng lượn dưới sông, quân sĩ đưa thuyền vào bờ reo hò cùng lời hịch của hai tướng. Hai tướng đọc xong lời hịch, khi có tiếng trống xuất quân thì cuộc thi mới chính thức bắt đầu. Màn thi bơi chèo này đặc biệt sôi động và hấp dẫn một phần cũng vì nó tái hiện không khí chiến thắng Vân Đồn năm 1288. Bởi vậy, gọi là cuộc thi nhưng thắng thua không quá quan trọng. Hay như Chủ tịch Lưu Văn Viên nói, tất cả đều chiến thắng bởi đã làm sống lại tinh thần của cha ông thuở trước. Và cuộc thi cũng là dịp khao quân để sau đó nhân dân hăng hái tiếp tục chài lưới hứa hẹn một mùa cá bội thu.

Đặc điểm: Lễ hội Quan Lạn vừa kỷ niệm chiến thắng giặc Nguyên Mông năm 1288 và chiến công của Trần Khánh Dư, vừa là ngày hội cầu được mùa của cư dân vùng biển.

Ngày 10 tháng 6: khoá làng (một tục làm trong lễ hội của người Việt), dân trong làng không được đi bất cứ đâu nhưng những người làm ăn ở xa và khách thập phương lại có thể về làng dự hội.

Lễ hội Quan Lạn có tục đua thuyền khác với bơi trải. Dân làng chia làm hai phe Đông Nam Văn và Đoài Bắc Võ lập doanh trại riêng từ ngày 13 để luyện quân, chuẩn bị thuyền đua. Thuyền đua thường là thuyền đi biển trọng tải 5 đến 6 tấn, rộng và sâu lòng, được hạ buồm, trang trí đầu rồng ở mũi thuyền.

Ngày 16 làm lễ nghinh thần. Dâng lễ rước bài vị của Trần Khánh Dư từ nghè (cách đình 1,5 km) về đình. Dưới bến, đôi thuyền đua tập luyện tạo một không khí tưng bừng náo nhiệt.

Ngày 18 tháng 6 vào 3 giờ chiều (năm nào cũng vậy thường lúc này nước triều lên tới sát bến của đình) hai bên bắt đầu xuất phát. Lính bên văn áo trắng quần xanh, chân quấn xà cạp xanh, lính bên võ quần áo xám hoặc đen. Tiếng chiêng trống, tiếng hô vang, cờ bay phần phật đầy khí thế. Mỗi khi hai đàn giáp nhau ở sân đình, quân lính cùng dân chúng hét lớn vang dậy cả một vùng. Hai tướng múa những đường đao đẹp mắt, hai đoàn quân gặp nhau ba lần, tượng trưng cho ba lần đánh thắng quân Nguyên thời Trần. Tới lần thứ ba hai đoàn quân tập hợp trước miếu, hai vị tướng vào tế, khi quay trở ra thì cuộc đua thuyền mới chính thức bắt đầu.

Lễ hội truyền thống Vân Đồn theo lệ cũ diễn ra trong 10 ngày, trong đó ngày 18/6 là ngày hội chính với các hoạt động thực hiện lễ thu rầm, phong tướng, thu quân về doanh trại của hai giáp Đông Nam Văn và Đoài Bắc Võ tại Miếu Đức Ông. Hai người được chọn làm tướng sẽ tổ chức lễ khao quân tại bản doanh của hai giáp. Lễ xuất quân lượn 3 vòng, diễu diễn của hai giáp trên đường và sân miếu Đức Ông. Phần hội thường thu hút đông đảo du khách và nhân dân địa phương là màn đua thuyền chải truyền thống giữa 2 giáp Đông Nam Văn và Đoài Bắc Võ.

Màn diễn xướng cũng như cuộc đua thuyền chải đã tái hiện trận chiến Vân Đồn trên dòng sông Mang lịch sử do tướng Trần Khánh Dư chỉ huy cách đây 735 năm. Theo những gì thư tịch để lại vào tháng 12/1287, với số quân khoảng 50 vạn tên, quân Nguyên chia làm 3 đạo tiến vào nước ta theo 3 hướng. Cùng với hai mũi tiến theo đường bộ từ Quảng Tây và Vân Nam (Trung Quốc), thêm một mũi tiến công bằng thủy binh gồm 600 chiến thuyền do Ô Mã Nhi, cùng Phàn Tiếp, Trương Ngọc thống lĩnh xuất phát từ Khâm Châu, Quảng Đông (Trung Quốc) vượt biển tiến vào nước ta theo đường sông Bạch Đằng.

Kết thúc phần lễ và màn hoạt cảnh tái hiện lịch sử trên sân khấu, hai giáp Đông Nam Văn và Đoài Bắc Võ tiến hành màn lượn dạo thuyền bơi 3 vòng trên biển và vào bờ. Tướng của hai giáp vào miếu Đức ông thờ Phạm Công Chính xin chỉ lệnh xuất quân đua thuyền, sau đó về thuyền đọc lời rao trước khi bước vào đua. Sau chặng đua thuyền chải cự ly 2.000m, đội nào giành chiến thắng sẽ được trao cúp và tiền thưởng. Cuộc đua chỉ có hai đội, sẽ có một giải nhất và một giải nhì. Nhưng thắng thua không quan trọng bởi vì ai cũng thấy vui niềm vui chung của những người con yêu quê hương tha thiết và tự hào mãnh liệt về truyền thống của cha ông xưa.

 

Thông tin chi tiết

Thời gian sắp diễn ra
0Ngày
0Giờ
0Phút
0Giây

Tác giả

Nguyễn Bá Sang

Đề xuất

Hạn chế

📅 22/02/2025 🌙 25/01/2025