Lễ hội Ramadan của người Chăm

Lễ hội

 

Người Chăm ở An Giang sống tập trung tại các huyện An Phú, Tân Châu và Phú Tân, có tháng Thánh lễ rất thiêng liêng gọi là Ramadan. Ðây là tháng ăn chay diễn ra từ ngày 1-9 đến 30-9 theo lịch Hồi giáo. Sau tháng lễ này sẽ là 3 ngày hội, có thể được ví như những ngày Tết Nguyên đán của người Việt. Ramandan là một trong những nét đẹp văn hoá rất đáng quý và cần được bảo tồn của người Chăm.

 

le-ramadan

Lễ Ramadan đồng bào Chăm

 

 Trong suốt một tháng, đồng bào người Chăm, cả nam lẫn nữ từ năm tuổi trở lên đều phải ăn chay, từ sáng sớm đến chạng vạng tối tuyệt đối nhịn ăn, không hút thuốc lá, nhịn uống (khi tắm cũng không được phép để cho nước ngập qua lỗ tai). Ngoài ra, trong tháng này người Chăm cũng không được sát sinh hại vật, không cãi vã, làm mất hoà khí, cũng như không được tổ chức vui chơi, ca hát. Đây được xem là khoảng thời gian để mọi người tự nhìn nhận và kiểm điểm lại việc làm đúng – sai trong suốt một năm đã qua, từ đó tự tìm cách khắc phục hoặc sửa chữa những hành vi sai trái, cũng như phát huy những hành động tốt đẹp, đúng đắn.

Ðể chuẩn bị, trước ngày vào lễ Ramadan, bà con trong xóm tụ họp lại bàn tính việc cùng nhau mua sắm bánh trái hoặc bò (vì tuyệt đối không ăn thịt heo và chó, nên bà con không nuôi những con vật này) để khi "ra lễ" sẽ cùng nhau liên hoan vui vẻ tại một căn nhà rộng rãi hoặc tại Thánh đường, nhưng không uống rượu, kể cả bia.

Thức ăn truyền thống của đồng bào trong những buổi tiệc tùng là hai món cà-ri và cà-púa. Tên gọi hai món ăn này là nói theo tiếng Ấn Ðộ, nhưng truy nguồn gốc thì cà-ri là món ăn ưa thích của người Ấn, còn cách làm cà-púa giống với cách làm của người Thái-lan. Cà-ri nấu với khoai; cà-púa không nấu chung với món nào hết, với gia vị mạnh và cay hơn cà-ri.

Về trình bày, thịt nấu cà-ri cắt sao cũng được, trong khi cà-púa thì có quy tắc nhất định: một kg thịt cắt ra làm 16 cục (miếng); mỗi "carê" (bốn người ngồi một mâm) dọn lên hai đĩa, mỗi đĩa bốn cục. Như vậy tiêu chuẩn mỗi người là hai cục thịt nạc. Trên mâm có dọn thêm một món dưa chua và một tô xương xúp.

Do cà-púa chỉ sử dụng toàn "thịt nạc khối", nên phần thịt nạc vụn đã bỏ hết gân, được dùng làm món "tung lò mò" (lạp xưởng bò), cắt nhuyễn, trộn đều với tiêu, tỏi, bột ngọt, đường và một vài loại gia vị riêng, trong đó có cơm nguội. Trộn xong để một lúc cho thấm rồi dồn vào ruột bò đã lộn bề, đem phơi. Ðặc biệt, tung lò mò để càng lâu, càng khô, ăn càng ngon, đến một, hai tháng cũng không hỏng. Thưởng thức tung lò mò ngon nhất là nướng và chiên, ăn với rau sống, chuối chát...

"Những ngày hội" sau tháng Thánh lễ được diễn ra trong ba ngày, từ ngày 1 đến ngày 3 tháng 10 theo Hồi lịch. Ðây cũng là ngày "hẹn truyền thống" của những thành viên trong cộng đồng đồng bào Chăm theo Hồi giáo. Tất cả những người vì sinh kế, đi làm ăn phương xa đều trở về đoàn tụ với gia đình, thăm hỏi bà con thân thuộc, xóm giềng. Người Chăm ở An Giang xem đây là những ngày vui nhất, nhà nào cũng sẵn sàng cơm nước, và chuẩn bị đầy đủ đặc sản để đãi khách, bất kể thân, sơ, gọi là tết Roya, ngày này vui như người Việt ăn Tết Nguyên đán.

Tháng ăn chay Ramadan là thời điểm linh thiêng nhất của đồng bào Chăm với nhiều lễ hội, nghi thức truyền thống được tổ chức. Lễ Ramadan của người Chăm (Ảnh Internet) Tháng ăn chay Ramadan bắt đầu từ ngày 1/9 đến 30/9 theo Hồi lịch 1432 (tức lịch của người theo Đạo Hồi) được thực hiện với đầy đủ các nghi thức Lễ nguyện I’Sha, đọc kinh Qur’an, cầu nguyện hòa bình và nhiều hoạt động xã hội từ thiện, hoạt động thể thao văn nghệ giao lưu truyền thống... Đây là dịp để mọi người Chăm tự kiểm điểm lại những hành vi đúng-sai của mình trong từng ngày, từng tháng của năm qua, từ đó quyết tâm khắc phục, sửa chữa và sám hối. Trước ngày vào lễ Ramadan, bà con trong xóm tụ họp lại bàn tính việc cùng nhau mua sắm bánh trái hoặc bò (vì tuyệt đối không ăn thịt heo và chó, nên bà con không nuôi những con vật này) để khi "ra lễ" sẽ cùng nhau liên hoan vui vẻ tại một căn nhà rộng rãi hoặc tại Thánh đường. Những ngày trong tháng ăn chay, từ rạng đông đến chạng vạng tối, mọi người phải tuyệt đối nhịn ăn, nhịn hút thuốc lá, nhịn uống rượi bia, không gây gổ, cãi vã làm mất đoàn kết trong cộng đồng. Trong thời gian thực hành tháng Thánh lễ, đồng bào không được tổ chức vui chơi, hát xướng. Tháng Ramadan còn được biết đến là tháng của những điều tốt lành, những hành vi và cử chỉ nghĩa hiệp, nhân ái, qua đó để mọi người càng yêu thương, giúp đỡ người nghèo khó hơn mình. Trong tháng lễ Thánh linh thiêng này, người Hồi giáo làm những việc thiện, hữu ích cho cộng đồng, tránh mọi việc làm xấu, bất kính với thánh Ala. Trong tháng Ramadan, mỗi ngày, các nhà giàu chuẩn bị hàng trăm suất ăn miễn phí và bày công khai, trang trọng tại các địa điểm công cộng để tặng người nghèo hay bất kỳ một người nào khác muốn ăn. Bởi vậy, người ta còn có thêm nhiều tên gọi nữa cho Tháng Ramadan như Tháng của lòng Nhân từ, Tháng việc thiện, Tháng tín nghĩa.... Ðây cũng là ngày "hẹn truyền thống" của những thành viên trong cộng đồng đồng bào Chăm theo Hồi giáo. Tất cả những người vì sinh kế, đi làm ăn phương xa đều trở về đoàn tụ với gia đình, thăm hỏi bà con thân thuộc, xóm giềng. Người Chăm ở An Giang xem đây là những ngày vui nhất, nhà nào cũng sẵn sàng cơm nước, và chuẩn bị đầy đủ đặc sản để đãi khách, bất kể thân, sơ, gọi là tết Roya, ngày này vui như người Việt ăn Tết Nguyên đán.

 

 

 

 

Thông tin chi tiết

Địa điểm

Tỉnh An Giang

Tác giả

Trần Quang Tùng

Đề xuất

Hạn chế

📅 22/02/2025 🌙 25/01/2025