Âm Lịch 8/1

Lễ hội Rước Chúa Gái làng Vi-Trẹo (Lễ hội làng He xưa)

Lễ hội Bắt đầu ngày 8/1🌙 Âm lịch 1 ngày

Thị trấn Hùng Sơn là thị trấn miền núi thuộc phía Bắc huyện Lâm Thao được thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 01- 01 - 2005 theo Nghị định 183 /2004 /NĐ – CP, ngày 01 - 11 - 2004 của Chính Phủ, trên cơ sở một phần dân số, diện tích của xã Hy Cương, Tiên Kiên và Chu Hoá hợp thành. Có tổng diện tích đất tự nhiên 470 ha với số dân 9.890 người trên 2.715 hộ được chia thành 16 khu dân cư. Trong đó có 9 khu phi nông nghiệp, 7 khu nông nghiệp.

Trên địa bàn thị trấn có nhiều cơ quan đơn vị trường học và nhiều di tích lịch sử văn hoá gắn liền với triều đại Hùng Vương như đền Hạ, đền Trung trên núi Nghĩa Lĩnh, Đình Đông, Đình Cả, Đình làng Trẹo, Đình Hậu Lộc… Nhiều lễ hội truyền thống độc đáo như lễ hội rước Chúa Gái, lễ đón vua về làng ăn Tết, lễ hội cầu làng… Nhân dân thị trấn có truyền thống văn hoá lâu đời, trình độ dân trí cao, đời sống văn hoá, vật chất, tinh thần ngày càng phát triển lớn mạnh, đời sống nhân dân từng bước được ổn định và nâng cao.

 Từ ngàn xưa đến nay, lễ hội luôn có giá trị đặc biệt trong sự cố kết cộng đồng, đồng thời là cầu nối giữa quá khứ với hiện tại; là hình thức giáo dục, chuyển giao cho các thế hệ sau hiểu được công lao của tổ tiên, bày tỏ lòng tri ân công đức các vị anh hùng dân tộc, các bậc tiền nhân đã có công dựng nước, giữ nước và đấu tranh giải phóng dân tộc. Trong kho tàng những câu chuyện huyền thoại Việt Nam, câu chuyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh hay chuyện tình của Công chúa Ngọc Hoa đã trở thành quen thuộc với tất cả những người con của dân tộc Việt Nam. Lễ hội Rước Chúa Gái ở thị trấn Hùng Sơn, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ mang đậm nét văn hóa dân gian phản ánh đời sống văn hóa, phong tục tập quán của nhân dân ta từ thời đại Hùng Vương, được nhân dân địa phương lưu giữ và phát huy, đóng góp quan trọng vào việc bảo tồn di sản văn hóa đặc sắc của dân tộc.

Nhằm phát huy những giá trị to lớn đó, cuốn tài liệu lịch sử địa phương này sẽ đem lại những kiến thức cơ bản, những nét khái quát về lễ hội Rước Chúa Gái ở thị trấn Hùng Sơn, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Từ đó mỗi người đọc cuốn tài liệu

này sẽ có một suy nghĩ, một cái nhìn rộng hơn về lễ hội, phong tục tập quán của địa phương mình nói riêng và của dân tộc Việt Nam nói chung diễn ra dưới thời các vua Hùng dựng nước

PHẦN NỘI DUNG

1. Tích chuyện:

Chuyện xưa kể rằng: Vua Hùng thứ 18 sinh được hai người con gái đặt tên là Tiên Dung và Ngọc Hoa. Cả hai công chúa ngày càng lớn khôn, xinh đẹp thì vua cha đến tuổi ngày càng già yếu. Công chúa cả tên là Tiên Dung đã lấy chồng là chàng trai nghèo kiếm cá ven sông nhưng có hiếu đó là Chử Đồng Tử. Chỉ còn Công chúa Ngọc Hoa đã đến tuổi trăng tròn, xinh đẹp, nhà Vua muốn chọn dể cho con gái nên lập lầu kén rể ở gò Tiên Cát (ngày nay là phường Tiên Cát - Việt Trì - Phú Thọ). Khắp nơi được tin loan báo, trai tài tìm đến đua tranh. Sơn Tinh tên thật là Nguyễn Tuấn - Thần Núi Tản Viên đến xin cầu hôn. Cùng lúc ấy có một người từ trong làn nước cửa ngã ba sông bạch Hạc bước lên tự xưng là Thuỷ Tinh - Thần Sông cũng xin được cầu hôn. Nhìn một lượt diện mạo cả hai chàng, Vua nói:

- Hai người, một là thần núi, một là thần sông hẳn đều cao cường tài nghệ, vậy thử thi tài xem sao.

Thuỷ Tinh vốn tính nóng nảy, ra oai phóng vòi hút nước sông, phì ra hai lỗ mũi thành mây đen cuồn cuộn, sấm chớp, mưa gió mù trời, cây cối tan hoang đổ gẫy, mọi người nhốn nháo lo sợ.

Sơn Tinh mỉm cười, cầm gậy chỉ đầu “tử” vào đám mây, lập tức mây đen tan biến, sấm sét câm lặng, hết gió bão, bầu trời trở lại như cũ. Chàng chỉ đầu “sinh” xuống mặt đất, cây cối đổ gẫy lại đứng thẳng như xưa.

Cuộc thi không phân thắng bại, hai chàng trai diện mạo ngang nhau, tài năng văn võ không ai hơn ai, nhà Vua không biết chọn ai, con gái chỉ có thể lấy một chồng. Vua bèn nghĩ ra cách thách cưới bằng lễ vật rất khó kiếm tìm, ngày mai ai mang lễ vật đến trước gồm voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, 100 cặp bánh trưng, 100 cặp bánh dầy thì sẽ được đón Ngọc Hoa về làm vợ.

 Lễ thách cưới này được chàng Sơn Tinh (thần núi) sắm đầy đủ, chàng cùng người nhà mang sang lầu Tiên Cát. Sớm hôm sau, lễ vật được tập kết tại làng Phù Đức để rước vào núi Hùng tế lễ, dâng tiến vua cha. Vì đến quá sớm, cổng thành chưa mở nên Sơn Tinh đã lấy lá thổi giả làm tiếng gà gáy. Lính gác mở cổng thành. Sơn Tinh dâng lễ vật và được đón Ngọc Hoa về làm vợ. Chàng trai Thủy Tinh (thần sông) thua cuộc ra về mang nặng trong lòng sự giận giữ và tìm mọi cách phá vỡ mối tình của Sơn Tinh và Công chúa Ngọc Hoa. Hàng năm gây mưa bão dâng nước cho ngập núi Ba Vì nơi có Sơn Tinh ngự trị. Nhưng Sơn Tinh với tài năng sẵn có cùng dân cư trong vùng đắp núi, ngăn nước, nước càng dâng cao thì núi cũng được dâng cao hơn, cuối cùng Sơn Tinh thắng ở đây gọi là núi Ba Vì, vì núi có 3 ngọn cao vút.

Lễ đón dâu đưa Công chúa Ngọc Hoa về núi Ba Vì đoàn người đi bộ theo đường bộ hướng từ Đông sang Tây, đoàn rước dâu đi đến làng He xưa kia (làng Vi và làng Trẹo thuộc khu 3 và khu 7 thị trấn Hùng Sơn bây giờ). Tới ngã ba Cây Hương cạnh bến đò cầu Cáp thì Công chúa đòi xuống kiệu không đi nữa ngồi trên tảng đá hướng nhìn về núi (trên núi Nghĩa Lĩnh các đời Hùng Vương lập điện chính vua ở tại núi Nghĩa Lĩnh) vì nhớ cha, nhớ mẹ. Công chúa ngồi rất lâu chỗ này nhưng năm 60 của Thế kỷ trước vẫn nhìn thấy rõ từ cổng đền lên đến Đền Hạ. Nay cây cao của rừng đồi che lấp cả. Đoàn đưa dâu lo lắng nhiều lần giục Công chúa lên kiệu vì sợ muộn giờ mà Công chúa vẫn không đi cả đoàn bèn bày mưu tính kế bàn với dân làng sở tại tổ chức múa hát, làn nhiều trò vui nhộn cho Công chúa quên nỗi nhớ nhà, đó là các trò: bách nghệ khôi hài, múa tùng dí, múa sư tử... kế này thành công, Công chúa vui lòng lên kiệu đoàn rước dâu ra đến bến đò lên thuyền về nhà chồng, nới núi Tản, sông Đà.

Để tưởng nhớ chuyện rước dâu kể trên dân làng sở tại về sau xây bệ thờ Công chúa tại ngã 3 và trồng cây bóng mát, cây nở hoa trắng, nhựa cây trắng như sữa. Các ngày mùng 1 và ngày Rằm trong tháng dân sở tại thắp hương làm lễ nên gọi là ngã 3 Cây Hương.

Theo tập tục xưa để tưởng nhớ công lao trời biển của các Vua Hùng, tôn trọng lễ nghi dựng vợ gả chồng của cha mẹ, họ hàng đã ăn sâu trong tiềm thức người dân, nên hàng năm nhân dân 2 làng Vi, Trẹo tổ chức lễ rước Chúa gái vào dịp đầu xuân năm mới và việc đó được chính quyền cấp Tỉnh cũng như Trung ương phê chuẩn và từng bước có chỉ đạo khôi phục trở lại để việc tổ chức lễ hội rước Chúa gái ngày càng được nâng cao và có ảnh hưởng sâu rộng trong và ngoài nước.

Rước Chúa Gái là lễ hội được mọi người tôn trọng, sùng bái, trang nghiêm. Thời phong kiến tự chủ, ngoài những nghi lễ cầu tế hàng năm ở các đền trên núi Nghĩa Lĩnh và trong ngôi đình Cả, nhân dân hai lang Vi - Trẹo còn tổ chức lễ hội rước Chúa Gái và diễn trò theo các tích xưa. Đến ngày 25 tháng Chạp hàng năm, cả hai thôn đều cử ông Từ lên làm lễ mở cửa đền nhưng thôn nào có đền thôn ấy cúng và bàn nhau mở hội rước Chúa Gái. Nếu nhất trí là năm đó rước Chúa Gái thì cả hai thôn về dự kiến chọn Chúa Gái, sau đó tiến hành đề cử Chúa Gái.

2. Tiêu chuẩn chọn Chúa Gái:

Con gái xinh đẹp, chưa có chồng, tuổi từ 11 đến 14 tuổi, gia đình phong quang, không có tang chế, con nhà có chức sắc.

Tiêu chuẩn đơn giản nhưng chọn lựa kỹ càng. Ngày 28 tháng Chạp, cả hai thôn lại làm lễ tại Đình và chọn Chúa Gái. Nếu cả hai thôn đều chọn được cô gái đủ tiêu chuẩn mà không bàn bạc quyết định được vì hai cô tương đương nhau thì phải xin “âm dương”. Xin thánh “ứng” vào cô nào thì cô gái đó được chọn làm Chúa Gái năm đó. Sau khi chọn cử Chúa Gái xong, cả hai làng phải tập trung trang trí nhà Chúa Gái, có y môn, màn trần và cử từ 10 đến 15 nữ tỳ chưa có chồng, ăn mặc gọn ghẽ, xinh đẹp, nhà không có tang phục vụ Chúa Gái. Chúa Gái từ chiều 30 tháng Chạp đến mùng 7 tháng Giêng không được đi ra ngoài, mọi nhu cầu ăng uống sinh hoạt đều do các nữ tỳ hầu hạ. Gia đình có con được chọn làm Chúa Gái phải chịu mọi lệ tục trong làng như xép dọn nhà cửa thành nơi thờ kính, sắm đồ mỹ trang may sắm quần áo đẹp cho con mặc, …

 

 

Thông tin chi tiết

Thời gian sắp diễn ra
0Ngày
0Giờ
0Phút
0Giây

Tác giả

Nguyễn Văn Nhất

Đề xuất

Hạn chế

📅 22/02/2025 🌙 25/01/2025