Âm Lịch 10/3

Lễ Hội Tiên La

Lễ hội Bắt đầu ngày 10/3🌙 Âm lịch 11 ngày

Lễ hội Tiên La gắn với việc phụng thờ Bát nạn tướng quân (tướng quân phá nạn cho dân) Vũ Thị Thục (thường gọi là Thục Nương), một nữ tướng của Hai Bà Trưng đã có công đánh quân xâm lược phương Bắc, được tấn phong là Đông Nhung Đại tướng quân. Năm 43 sau Công nguyên, bà mất trong trận chiến với quân Tây Hán. Cảm kích trước công đức và chí khí oai hùng của nữ tướng, dân làng Tiên La, Lương Xá, An Nhân, Hồng An (huyện Hưng Hà) lập đền thờ bà. Hằng năm, cứ vào dịp tháng 3 âm lịch tổ chức lễ hội để nhớ ngày bà mất. Nét đặc sắc trong lễ hội Tiên La là lễ rước nước gồm hai đoàn rước thủy và rước bộ từ cửa đền Tiên La, xã Đoan Hùng đến ngã ba sông Luộc. Đoàn rước gồm đội múa rồng, đội rước cờ, đoàn rước kiệu Mẫu, kiệu bát cống, kiệu long đình.Hai đoàn rước thủy, bộ gặp nhau ở ngã ba sông Luộc để lấy nước đổ vào chóe sứ, sau đó chóe nước được đặt trên kiệu mẫu rước về đền để trong cung cấm. Sau lễ rước nước đến các phần tế lễ, mở đầu là đội tế nữ quan của làng Tiên La, sau đến các đội tế của các làng trên địa bàn. Lễ hội Tiên La xưa được tổ chức mỗi năm ba lần vào tháng 3, tháng 8 và tháng 11 âm lịch. Ngày nay, lễ hội tháng 3 (từ 10/3 đến 17/3 âm lịch) là lễ hội chính với việc tái hiện nhiều trò chơi dân gian như múa rối nước, thi giã bánh dày, thi pháo đất, thi vật, thi tổ tôm điếm… Trong lễ hội còn bảo tồn hai loại hình nghệ thuật mang tính quần chúng là hát ca trù và hát văn (kèm hầu bóng). Không gian lễ hội Tiên La bao trùm trên địa bàn cả huyện, nhưng tập trung rõ nét nhất tại xã Đoan Hùng và Tân Tiến. Tại đây, có các di tích cấp quốc gia gồm đền Tiên La, chùa Tiên La, đền Rẫy và đền Buộm gắn liền với việc phụng thờ Bát nạn tướng quân Vũ Thị Thục.Trong đó, đền Tiên La là di tích tiêu biểu, được xây dựng từ thời Lê, đến thời Nguyễn xây dựng lại bằng đá trên một gò đất rộng gần bốn nghìn mét vuông hướng ra sông Tiên Hưng. Đền còn lưu giữ được nhiều đồ tế khí có giá trị lịch sử và thẩm mỹ cao như đôi chóe chất liệu gốm thời Lê, các thần tích và sắc phong thần thời Lê đến thời Nguyễn…Khai mạc lễ hội Tiên La năm 2024 : Tối ngày 18/4/2024 (tức ngày 10/3 năm Giáp Thìn). UBND huyện Hưng Hà đã long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội Tiên La năm 2024. Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Đồng chí Đặng Thanh Giang - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Đồng chí Nguyễn Quang Hưng - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh; Các đồng chí Uỷ viên BTV Tỉnh ủy; Lãnh đạo HĐND – UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh; Các đồng chí Thường trực Huyện ủy - HĐND - UBND các huyện, thành phố trong tỉnh; Các đồng chí đại diện Thường trực Huyện ủy - HĐND - UBND các huyện, thành phố của tỉnh Hà Nam, Hưng Yên và Thành phố Hải Phòng; Đại biểu huyện Hưng Hà có: Đồng chí Trần Hữu Nam - Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy; đồng chí Nguyễn Trọng Lộ - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện; Đồng chí Phạm Cao Quân - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện, Trưởng ban tổ chức Lễ hội; Các đồng chí trong Ban Thường vụ Huyện ủy; Lãnh đạo HĐND - UBND huyện; Thủ trưởng các phòng, ban, ngành, đoàn thể của huyện; Lãnh đạo các xã - thị trấn cùng đông đảo nhân dân địa phương và du khách thập phương... đã tới dự. Đền Tiên La là nơi thờ Đông Nhung Đại tướng quân Vũ Thị Thục - nữ tướng dưới thời Hai Bà Trưng. Theo sử cũ ghi, khi giặc Đông Hán sang xâm lược nước ta, tên Thái thú Tô Định đã ép bà làm vợ. Bị bà từ chối, Tô Định đã giết cha và chồng của bà, cho quân lùng bắt bà. Không để rơi vào tay Tô Định, Vũ Thị Thục đã phá vòng vây, vượt sông Hồng về Tiên La, Đa Cương Hương (Hưng Hà ngày nay) chiêu binh dựng cờ khởi nghĩa. Khi Hai Bà Trưng dấy binh chống quân Đông Hán, bà đã đem quân sĩ hội quân cùng Hai Bà Trưng đánh giặc, lập nhiều chiến công, được Hai Bà Trưng phong “Đông Nhung Đại tướng”. Năm 41 (sau Công nguyên), Mã Viện đem quân sang đánh chiếm lại nước ta. Trong trận chiến đấu cuối cùng, bà cùng quân sĩ của mình đã anh dũng hy sinh ở gò Kim Quy. Ðể tưởng nhớ công đức của Bà, nhân dân địa phương đã lập đền thờ Bà trên chính mảnh đất khi xưa bà đã ngã xuống. Năm 1986, đền Tiên La được xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia; năm 2016, lễ hội Tiên La được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.Lễ hội Tiên La được huyện Hưng Hà tổ chức hàng năm để con em quê hương và du khách thập phương bày tỏ lòng thành kính trước công lao của Đông nhung Đại tướng Vũ Thị Thục và chiêm bái kiến trúc quần thể Di tích đền Tiên La. Đồng thời thúc giục thế hệ hôm nay và mai sau tích cực học tập, lao động và sản xuất xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh. Ngay sau lễ khai mạc, các đại biểu và du khách đã dâng hương tưởng nhớ Đông Nhung Đại tướng Vũ Thị Thục. Sau các phần tế lễ, trong suốt những ngày diễn ra lễ hội, Ban tổ chức còn có nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc cùng các trò chơi dân gian như: Giã bánh dầy, cờ biển, pháo đất, kéo co, têm trầu cánh phượng… Đền Tiên La là nơi thờ Đông Nhung Đại tướng quân Vũ Thị Thục - nữ tướng dưới thời Hai Bà Trưng. Theo sử cũ ghi, khi giặc Đông Hán sang xâm lược nước ta, tên Thái Thú Tô Định đã ép bà làm vợ. Bị bà từ chối, Tô Định đã giết cha và chồng của bà và cho quân lùng bắt bà. Không để rơi vào tay Tô Định, Vũ Thị Thục đã phá vòng vây, vượt sông Hồng về Tiên La, Đa Cương Hương (Hưng Hà ngày nay) chiêu binh dựng cờ khởi nghĩa. Khi Hai Bà Trưng dấy binh chống quân Đông Hán, bà đã đem quân sĩ hội quân cùng Hai Bà Trưng đánh giặc, lập nhiều chiến công, được Hai Bà Trưng phong “Đông Nhung Đại tướng quân”. Để tưởng nhớ công ơn của bà, nhân dân địa phương đã lập đền thờ trên chính nơi bà đã hy sinh. Hàng năm vào ngày 10/3 âm lịch lại mở lễ hội tri ân công đức và giáo dục truyền thống yêu nước cho các tầng lớp nhân dân. Năm 1986, đền Tiên La được xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia; năm 2016, lễ hội Tiên La được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.Tại lễ khai mạc, đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã đánh trống khai hội. Sau nghi lễ bái yết, dâng hương, các đại biểu và du khách thập phương đã cùng nhau ôn lại và tưởng nhớ công lao của Ðông Nhung Ðại tướng quân Vũ Thị Thục qua chương trình nghệ thuật “Tiên La thánh tích” do các diễn viên Nhà hát Chèo Thái Bình biểu diễn. Lễ hội đền Tiên La năm 2024 diễn ra đến hết ngày 22/4 với nhiều hoạt động phong phú mang đậm bản sắc văn hóa như: Hội thi giã bánh dầy; têm trầu cánh phượng; cờ biển, pháo đất, liên hoan hát văn, liên hoan các câu lạc bộ chèo, kéo co… và một số hoạt động văn hóa dân gian tại đền Buộm và đền Rẫy trong những ngày diễn ra lễ hội, qua đó góp phần tuyên truyền, quảng bá tiềm năng, thế mạnh phát triển du lịch tâm linh của huyện Hưng Hà nói riêng, tỉnh Thái Bình nói chung đến đông đảo du khách thập phương.

Thông tin chi tiết

Thời gian sắp diễn ra
0Ngày
0Giờ
0Phút
0Giây

Tác giả

Trịnh Thị Bích

Đề xuất

Hạn chế

📅 22/02/2025 🌙 25/01/2025