Âm Lịch 7/9

Lễ hội Trùng Cửu

Lễ hội Bắt đầu ngày 7/9🌙 Âm lịch 3 ngày

 

1.Sự ra đời của Lễ hội Trùng Cửu tại Nhà Lớn Long Sơn

1.1 Nguồn gốc của Lễ hội Trùng Cửu tại Nhà Lớn Long Sơn

Vào năm 1904, một trận bão lớn quét qua miền Tây Nam Bộ đã để lại thiệt hại vô cùng nặng nề khiến hàng ngàn người lâm vào cảnh nghèo đói, nhà cửa tan hoang. Sau khi hay tin và cảm thông được nỗi khổ của người dân, ông Lê Văn Mưu cùng con cháu đã ngay lập tức cho người chở gạo về cứu đói cho người dân và đưa những người không còn nhà cửa về Long Sơn làm ruộng, gầy dựng lại cuộc sống cho họ.

Từ đó, Làng bè Long Sơn trở nên nhộn nhịp và càng ngày càng nhiều người di cư xuống đây sinh sống, lập nghiệp. Sau khi ông qua đời, để tưởng nhớ công ơn của ông cùng với con cháu mà hằng năm người dân trên đảo Long sơn tổ chức hai ngày lễ lớn chính là lễ vía Ông và Lễ hội Trùng Cửu tại Nhà Lớn Long Sơn.

Xem thêm: Lễ kỷ niệm ngày giỗ nữ anh hùng Võ Thị Sáu huyền thoại Đất Đỏ

Đến Lễ hội Trùng Cửu tại Nhà Lớn Long Sơn khám phá nét đẹp văn hóa 2

Lễ hội Trùng Cửu tại Nhà Lớn Long Sơn được tổ chức hằng năm như một tục lệ truyền thống của người dân trên đảo Long Sơn

1.2 Ý nghĩa lễ hội

Lễ hội Trùng Cửu tại Nhà Lớn Long Sơn được tổ chức nhằm tưởng nhớ công ơn của ông Lê Văn Mưu cùng con cháu trong trận bão vào năm Giáp Thìn (1904). Bên cạnh việc tưởng nhớ, bày tỏ lòng biết ơn của người dân nơi đây đối với ông, Lễ hội Trùng Cửu tại Nhà Lớn Long Sơn còn là dịp để mọi người cầu sức khỏe, bình an, cuộc sống no ấm. Vào ngày tổ chức Lễ hội Trùng Cửu tại Nhà Lớn Long Sơn, các dãy nhà cổ tại đây được trang trí 500 câu liễn đỏ nhằm truyền tải các thông điệp tích cực, châm ngôn về cuộc sống cho tất cả mọi người.

Đến Lễ hội Trùng Cửu tại Nhà Lớn Long Sơn khám phá nét đẹp văn hóa 3

Lễ hội Trùng Cửu tại Nhà Lớn Long Sơn được tổ chức để tưởng nhớ ông Lê Văn Mưu và là dịp để mọi người cầu bình an, sức khỏe


2.Thời gian và địa điểm diễn ra lễ hội

Lễ hội Trùng Cửu tại Nhà Lớn Long Sơn được tổ chức vào các ngày 7,8 và 9/9 âm lịch. Hằng năm, lễ hội diễn ra tại Nhà Lớn trên đảo Long Sơn thu hút đông đảo người ghé đến tham quan và chiêm ngưỡng công trình kiến trúc cổ kính này. Nếu có dịp ghé đến đây vào tháng 9 âm lịch, bạn đừng quên tham gia lễ hội đặc sắc nơi đây.

3.Lễ hội Trùng Cửu tại Nhà Lớn Long Sơn có gì đặc sắc?

3.1 Phần lễ

Giống với nhiều lễ hội khác tại Vũng Tàu như Lễ hội Nhang rừng, Thần rừng, các nghi thức tại Lễ hội Trùng Cửu tại Nhà Lớn Long Sơn diễn ra trong không khí nghiêm trang, cung kính. Lễ hội bắt đầu với nghi thức cúng tiên thường và chánh giỗ. Tuy không rình rang chiêng trống nhưng Lễ hội Trùng Cửu tại Nhà Lớn Long Sơn vẫn toát lên được sự trang trọng, chu đáo và mang đậm nét đẹp bình dị của làng quê đảo Long Sơn.

Đến Lễ hội Trùng Cửu tại Nhà Lớn Long Sơn khám phá nét đẹp văn hóa 4

Các nghi thức trong Lễ hội Trùng Cửu tại Nhà Lớn Long Sơn diễn ra trong không khí nghiêm trang, cung kính

3.2 Phần hội

Phần hội của Lễ hội Trùng Cửu tại Nhà Lớn Long Sơn diễn ra không quá rình rang mà chỉ gói gọn trong không gian của Nhà Lớn. Sau khi các nghi thức xong xuôi, bạn có thể đi tham quan Nhà Lớn và dừng lại xin chữ của các ông đồ. Đây là một trong những nét đẹp chỉ có riêng tại Lễ hội Trùng Cửu tại Nhà Lớn Long Sơn.

Đến Lễ hội Trùng Cửu tại Nhà Lớn Long Sơn khám phá nét đẹp văn hóa 5

Phần hội của Lễ hội Trùng Cửu tại Nhà Lớn Long Sơn diễn ra không quá rình rang mà chỉ gói gọn trong không gian của Nhà Lớn

Những nghi thức linh thiêng và độc đáo của lễ hội Trùng Cửu

Lễ hội Trùng Cửu được biết đến là lễ hội của một tín ngưỡng dân gian luôn hướng đến điều thiện. Tham gia lễ hội Vũng Tàu này, du khách sẽ cảm nhận được sự tôn trọng và thành kính của mỗi người dân.

Đạo ông Trần là một tín ngưỡng hướng đến cái thiện. Bởi vậy, những người theo đạo luôn hướng mình đến cái thiện và tưởng nhớ đến công lao của các bậc tiền nhân thuở mở đất, lập làng.

Bắt đầu từ nhiều ngày trước khi diễn ra lễ hội Vũng Tàu, người dân đã đến di tích Nhà Lớn để quét tước, dọn dẹp sạch sẽ cả 6 dãy phố xung quanh để làm chỗ nghỉ chân cho khách thập phương. Khách phương xa đến với lễ hội Trùng Cửu sẽ được sắp xếp chỗ nghỉ ngơi miễn phí.

Các dãy nhà cổ được trang hoàng những câu liễn đỏ vuông và dài. Theo người dân địa phương, tục viết liễn đã bắt nguồn từ hàng trăm trước, kể từ khi ông Trần đến nhà Lớn rồi mở mang vùng đất Long Sơn.

Viết và trang hoàng liễn đỏ nghi thức không thể thiếu của ngày lễ Trùng

Viết và trang hoàng liễn đỏ – nghi thức không thể thiếu của ngày lễ Trùng Cửu 

Không có hát múa, rước sắc linh đình, lễ hội Trùng Cửu chỉ có những dòng người thành kính dâng hương, cầu nguyện. Tuy nhiên, chính sự đơn giản ấy, lễ hội Vũng Tàu đã thu hút hàng ngàn tín đồ và du khách mỗi năm. Toàn bộ lễ hội chỉ là hai ngày dâng lễ mặn và chay.

Vào ngày mồng 8/9 âm lịch, người dânn tại địa điểm du lịch Vũng Tàu sẽ tiến hành lễ Tiên Thường kỉnh mặn. Đây là lễ cúng các đồ mặn – sản vật của bà con nhân dân từ nhiều nơi mang đến cúng lễ.

Đến Trùng Cửu, bạn sẽ dễ dàng nhận ra đâu là khách thập phương và đâu là người theo đạo ông Trần trong lễ hội. Bởi những người theo đạo ông Trần đều mặc quần áo bà ba đen, tóc búi củ hành, đi chân đất, mô phỏng theo đúng phong cách giản dị của ông Trần khi sinh thời.

Các vị kỵ lão kính cẩn hành lễ để bắt đầu lễ ông Trần

Các vị kỵ lão kính cẩn hành lễ để bắt đầu lễ ông Trần (Ảnh sưu tầm)

Đến ngày 9/9, tiến hành Chánh giỗ kỉnh chay, tức là chỉ cúng đồ chay. Khách du lịch cùng người dân theo đạo từ Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai, Tiền Giang, Bến Tre… cùng vào dâng hương, cầu nguyện bình an và thành tâm tưởng nhớ đến công đức ông Trần.

Người theo đạo và khách thập phương thành kính vào dâng lễ

Người theo đạo và khách thập phương thành kính vào dâng lễ 

Du lịch Vũng Tàu dịp tháng 9 âm lịch, bạn đừng bỏ qua lễ hội Vũng Tàu thú vị này. Đến lễ hội Trùng Cửu, bạn sẽ được hòa mình vào không gian kiến trúc độc đáo của Nhà Lớn và cùng khách muôn phương hiểu về một tín ngưỡng dân gian bình dị mà sâu sắc.

Thu hút gần 15 ngàn lượt khách 

Bà Lê Thị Kiềm, cháu đời thứ tư của Ông Trần cho biết, lễ kỉnh trong Lễ hội Trùng Cửu duy trì hơn 50 năm nay, đã trải qua bốn đời. Vào dịp lễ, Nhà Lớn Long Sơn nấu xôi, chè và loại bánh đặc biệt là bánh quy với ý nghĩa quy tụ bà con về kỉnh Ông và đãi khách thập phương. Số nếp sử dụng làm bánh, nấu xôi, chè này là của bá tánh khắp nơi gửi về. Trong đó, hàng năm bà con ở Tiền Giang thu hoạch lúa Đông Xuân xong thì gửi về kỉnh Ông. Do xưa kia, bà con ở tỉnh Tiền Giang khó khăn, Ông Nhà Lớn đã gửi biếu bà con 7.000 rạ. Nhớ ơn Ông, hàng năm đến mùa lúa Đông Xuân thu hoạch xong thì bà con ở Tiền Giang gửi về kỉnh Ông. Lễ kỉnh cũng nhằm cầu cho vạn dân bá tánh được an cư lạc nghiệp. 

Để phục vụ du khách ăn, nghỉ, trước đó cả tháng, những người làm việc trong nhà lớn Long Sơn chuẩn bị các nguyên liệu làm bánh, đồ ăn chay, quét tước, dọn dẹp sạch sẽ cả 6 dãy phố. Còn mọi sinh hoạt của Nhà Lớn Long Sơn đều do những người thuộc dòng tộc Ông Trần và 10 vị kỳ lão phụ trách. Các vị kỳ lão này được tuyển lựa từ những người tin theo Ông Trần, là những người lớn tuổi, giàu kinh nghiệm (thường trên 60 tuổi), hiền đức, có uy tín, hiểu biết nhiều, nhiệt tình với công việc của Nhà Lớn...

Trong những ngày diễn ra lễ hội, các dãy nhà cổ trong khuôn viên Nhà Lớn được trang trí 500 câu liễn đỏ là những lời răn dạy làm người, châm ngôn về cuộc sống.

Theo Ban điều hành Nhà Lớn Long Sơn, năm nay đón khách từ ngày 21 đến 23/10 đã có gần 15 ngàn khách về dâng hương, chiêm bái. Khách đến tham dự lễ hội được Nhà Lớn phục vụ ăn, uống, nghỉ ngơi miễn phí. 

 

Thông tin chi tiết

Thời gian sắp diễn ra
0Ngày
0Giờ
0Phút
0Giây

Tác giả

Nguyễn Thị Nga

Đề xuất

Hạn chế

📅 22/02/2025 🌙 25/01/2025