Âm Lịch 8/1

Lễ hội xuống đồng(khuống mùa) của người Mường

Lễ hội Bắt đầu ngày 8/1🌙 Âm lịch 2 ngày

Lễ xuống đồng của người Mường ở Hòa Bình năm nay được tổ chức tại Mường Vang ( huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình) hay còn gọi là Lễ Khai Hạ hay Lễ Khuống Mùa. Đây là một trong những lễ hội quan trọng nhất của người Mường, được tổ chức vào đầu xuân năm mới, thường là vào ngày mùng 8 hoặc mùng 9 tháng Giêng. Lễ hội là dịp để người Mường cầu mong một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, và thể hiện lòng biết ơn đối với tổ tiên đã khai khẩn đất hoang, dạy dân cấy lúa.

Lễ hội xuống đồng của người Mường được chia thành hai phần chính đó là phần lễ và phần hội. Phần lễ bao gồm các nghi thức cúng tế tại nhà sàn, đình làng và trên mương nước. Lễ vật dâng cúng thường là gà, lợn, xôi, rượu, bánh chưng, bánh giầy... 

 

img

 

 

Thầy Mo làm lễ cúng (ảnh: BVP)

Mở đầu là cảnh ông Mo “khua chiêng” để đánh thức chiêng và diễn xướng (hát ngâm). Một cô gái Mường trong vai thần vía lúa gạo, một người bưng lễ mâm cúng – lay lục Đâm đuống (giã gạo). Hai nhóm trai, gái cùng cầm những chiếc chày dài, cao xấp xỉ thân người cùng vung lên rồi giã xuống cối gạo tạo ra âm thanh rộn rã trong Mường, ngoài xóm. Kết thúc màn biểu diễn là tiếng reo vui của tất cả những người tham dự.

img

Trình diễn một nghi thức trong Lễ hội (ảnh: BVP)

Nhưng độc đáo nhất phải là màn trình diễn của nhóm hòa tấu cồng chiêng “sắc bùa”, nhóm hòa tấu các bản nhạc “cò ke ống sáo” (nhị, sáo, đàn tam, kiêu cảnh, sênh tiền). Các cô gái Mường duyên dáng, uyển chuyển trong điệu sênh tiền với những động tác gần gũi với đời sống sinh hoạt như khi bưng mâm lễ trong ngày hội; khi gánh những bông lúa trĩu hạt trong một mùa bội thu; khi e ấp soi mình bên dòng suối.... Đây là điệu mùa được tác giả dân gian sáng tạo trên nền tiết tấu của nhạc cụ sênh tiền nên âm hưởng rất vui tai và tạo ra sự hào hứng cho những người đến với lễ hội…

Cũng giống như lễ hội xuống đồng ở các dân tộc khác, Lễ hội Khuống Mùa thể hiện lòng biết ơn của những cư dân lúa nước với trời đất và ước nguyện về sự no ấm, phồn thực. Đồng thời là minh chứng cho sự phát triển về văn hóa tinh thần của cư dân lúa nước trên mảnh đất này.

Trong các hoạt động của hội, nội dung chính của Khai hạ Mường Bi là phần thi Chiêng Sắc Bùa, để cầu phúc và cầu đức cho người yên, vật thịnh, tiễn đưa cái cũ, chào đón cái mới. Sắc Bùa là lối trình tấu những bài chiêng kết hợp với hát dân ca. Đội nào đánh hay được tán thưởng thì năm đó sẽ gặp nhiều may mắn.

Hội Khai hạ là dịp trai tài gái sắc gặp nhau để tìm hiểu và bày tỏ tình yêu đôi lứa. Trong phần thi hát đối, các chàng trai, cô gái gửi tới nhau những lời nhắn nhủ thầm kín trong lòng: “Hội xuân Khai hạ Mường Bi/Gặp em chưa uống rượu gì đã say/Anh như bông gạo trên cây/Em như lá cỏ may bay giữ đường/Ước gì gió lớn nặng sương/Bông gạo rụng xuống chung đường cỏ may/Gửi nhau câu ví hôm nay/Ước gì mai sẽ thành đôi vợ chồng”

                                                                 . Tái hiện nghi lễ xuống đồng, cầu năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu
                                                                                 Tái hiện nghi lễ xuống đồng, cầu năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu

Trong khi phần hội diễn ra các hoạt động văn hóa văn nghệ, Lễ thức xuống đồng được tiến hành. Lễ thức xuống đồng cày mở đầu cho một năm mới làm ăn thịnh vượng. Khi lễ thức xuống đồng xong, dân làng rước Thánh về miếu thờ. Thầy cúng thực hiện nghi lễ: “Con xin tấu lạy Đức mẹ Hoàng Bà, vua quân Thái Hậu, Vua Cun vua Hai. Xin phù hộ độ trì cho khắp bản khắp mường cuộc sống mạnh khỏe ấm no, đất trời mưa thuận gió hòa, dân làng yên ấm”.Sau khi thực hiện nghi lễ 7 tuần dâng cơm và 4 tuần tế lễ, thầy cúng tiễn đưa đức mẹ Hoàng Bà và các vị thần linh về đất thánh. Dân làng lại tiếp tục tưng bừng các hoạt động vui chơi đến khi tan hội.

Thông tin chi tiết

Thời gian sắp diễn ra
0Ngày
0Giờ
0Phút
0Giây

Tác giả

Đoàn Hữu Tú

Đề xuất

Hạn chế

📅 22/02/2025 🌙 25/01/2025