
Lễ mừng cơm mới là một trong những nghi lễ truyền thống đặc trưng của người Si La. Họ không chỉ tổ chức lễ tại từng gia đình của từng dòng họ riêng mà còn quây quần cả bản, cử thầy mo cùng tổ chức cúng cho cả bản.
Lễ vật là những đồ ăn thức uống quen thuộc trong đời sống hàng ngày, được bà con chuẩn bị từ nhiều ngày trước đó. Trong đó, cơm nấu bằng gạo mới gói cẩn thận trong lá chuối, một nắm bông lúa cùng với 1 con sóc, 1 con cua, 1 con cá đã được chế biến, gói vào lá chuối, hấp chín bày lên mâm cúng.
Mâm cúng còn đặt thêm bát nước trắng và một ống tre cao 15 cm, có đường kính miệng khoảng 8 cm, bên trong ống có men rượu, trên miệng phủ lá chuối và cắm 3 que tre, tượng trưng cho bình rượu cần. Trong ngày làm lễ ngay từ sáng sớm, tất cả các gia đình trong bản tổ chức quét dọn vệ sinh quanh làng bản, dọn nhà cửa, rửa sạch bát đũa, lau chùi các đồ dùng sinh hoạt trong nhà và sửa sang nơi thờ cúng.
Theo quan niệm của người Si La, trong suốt quá trình sản xuất của gia đình và dòng họ luôn có sự che chở của tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Vì vậy, khi con cháu trong dòng họ dùng những nông sản đó không được quên ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ những người lớp trước đã truyền đạt lại kinh nghiệm sản xuất và luôn phù hộ, che chở, bảo vệ sức khỏe và mùa màng cho con cháu. Người Si La sẽ lấy những hạt lúa chín đầu tiên của vụ mùa về cúng tổ tiên trước khi thu hoạch. Vì vậy, lễ mừng cơm mới của đồng bào Si La được tổ chức đầu vụ thu hoạch, vào ngày hợi, ngọ, tị, thân hoặc thìn. Những lễ vật bắt buộc phải có trong Lễ mừng cơm mới có đủ thực phẩm dưới nước, trên cạn, dưới sông suối và trên nương, trên rừng và điều đặc biệt không thể thiếu là cơm mới. Khi lễ vật đã được chuẩn bị xong, gia chủ sẽ mang vào trong buồng đặt cạnh bếp chính bên giường của gia chủ. Với người dân tộc Si La chỉ có gia đình trưởng họ mới được làm bếp này, bếp được làm trong nhà, cạnh cột chính của nhà, là nơi giữ lửa ấm cho cả họ, bảo vệ, che chở cho mọi người, là nơi chủ họ sưởi ấm và hút thuốc.
Cách thức tổ chức và những lễ vật của các dòng họ đều giống nhau. Sau nghi lễ cúng mời tổ tiên về hưởng cơm mới xong, tại gia đình tổ chức lễ (trưởng họ), con cháu trong nhà cũng bắt đầu bày mâm mời anh em họ hàng, khách khứa trong bản đến dự bữa cơm mới và chúc may mắn cho gia đình và dòng họ. Gia đình nào khó khăn, trưởng dòng họ cho đem lễ vật đã cúng về nhà ăn cùng con cái và người thân.
Lễ mừng cơm mới của dân tộc Si La ngoài ý nghĩa tín ngưỡng còn là dịp để các dòng họ tưởng nhớ những người đã khuất và là dịp để anh em họ hàng hội tụ, biểu thị sự đoàn kết và sức mạnh cộng đồng. Sau phần cúng là phần hội tưng bừng của đồng bào dân tộc Si La, họ nhảy múa các bài hát dân ca truyền thống, chơi các trò chơi dân gian của dân tộc mình. Đây là nét đẹp văn hóa của đồng bào Si La.
Lễ mừng cơm mới của người Si La kết thúc trong tiếng nói cười và những lời chúc tụng nhau trong bữa cơm liên hoan của gia chủ. Sáng hôm sau, các gia đình lên nương thu hoạch lúa với mong ước về một vụ mùa bội thu và tin tưởng rằng rồi đây cuộc sống của họ sẽ còn rất nhiều cuộc vui như thế.
Lễ cúng thường làm vào buổi chiều. Cách thức tổ chức và những lễ vật của các dòng họ đều giống nhau. Khi lễ vật được các gia đình trong dòng họ đem đến, trưởng họ bày ra một mâm tròn và bắt đầu làm lễ cúng. Con cháu sẽ quây tròn quanh mâm cúng, trưởng họ vừa cúng vừa đọc những câu cầu cho mùa màng năm sau được tốt tươi, cho thu hoạch bội thu. Lễ cúng không thắp hương mà chỉ thắp nến.
Khi cúng xong các gia đình sẽ cùng nhau ăn mừng lúa mới. Gia đình nào khó khăn, trưởng dòng họ cho đem lễ vật đã cúng về nhà ăn cùng con cái và người thân. Người Si La rất coi trọng Lễ mừng cơm mới nên các dòng họ thường tổ chức rất chu đáo. Lễ cúng xong, sáng hôm sau các gia đình lên nương thu hoạch lúa.
Lễ mừng cơm mới của dân tộc Si La ý nghĩa tín ngưỡng còn là dịp để các dòng họ tưởng nhớ những người đã khuất và là dịp để anh em họ hàng hội tụ, biểu thị sự đoàn kết và sức mạnh cộng đồng. Các điệu hát và tiếng sáo, tiếng đàn vang lên khắp núi rừng báo hiệu một mùa bội thu, an lành, no ấm. Đây là nét đẹp văn hóa của đồng bào Si La.