
1. Cá Ông là cá gì? Đôi nét về tục thờ Cá Ông ở Quảng Nam
1.1. Cá Ông là cá gì?
Có thể bạn đã từng nghe đến lễ hội Cá Ông, lễ hội Nghinh Ông, đám tang Cá Ông, vậy có khi nào bạn thắc mắc rằng Cá Ông là cá gì? Với mỗi người dân vùng ven biển miền Trung, Cá Ông thực tế là cá heo, cá voi – loài cá được ngư dân thờ cúng. Tùy vào kích thước của cá lớn hay nhỏ mà sẽ có những tên gọi khác nhau như: Ông Lúc, Ông Ngài, Ông Nhồng…
Trong tâm thức của mỗi người dân vùng biển, Cá Ông là thần Nam Hải, là loài sinh vật luôn đứng ra bảo vệ họ trước sóng gió, uy lực của biển khơi. Cá Ông có mặt ở mọi nơi trên biển, che chắn cho thuyền bè, giúp họ ra khơi thuận lợi, an toàn trở về nhà. Đây cũng chính là lý do mà ngư dân mang ơn Cá Ông, họ tin vào sự hiển linh của Cá Ông. Do đó, lễ tế Cá Ông là tục lệ thường niên để họ thờ cúng loài sinh vật này, cầu mong về một năm biển thuận gió hòa.

Nguồn gốc lịch sử hình thành lễ tế Cá Ông
1.2. Đôi nét về tục thờ Cá Ông
Lễ tế Cá Ông tại Quảng Nam vốn xuất phát từ tục lệ thờ cúng Cá Ông của người Chăm và tín ngưỡng thờ thần Biển (thần Sóng Biển). Qua thời gian, cùng với nếp sống, tục lệ của từng địa phương, thờ cúng Cá Ông đã trở thành một trong những tín ngưỡng truyền thống của người Việt.
Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, Cá Ông mà người miền Trung Việt Nam thường xuyên thờ cúng còn được gọi với cái tên khác là Ông Nam Hải. Tại các làng chài này hầu như đều có lăng thờ thần Nam Hải và lễ Nghinh Ông được tổ chức hằng năm. Với người dân, thần Nam Hải là hiện thân của cá voi để cứu giúp ngư dân trên biển, che chở cho họ trước sóng to, biển lớn, vượt qua giông bão. Nhiều truyền thuyết còn cho rằng, Cá Ông là mảnh pháp y của Quan Thế m quăng xuống biển để làm cho biển yên sóng lặng, giúp ngư dân vươn khơi thuận lợi.
Theo tục lệ địa phương, nếu ngư dân phát hiện Cá Ông lụy bờ, tức là mắc cạn sẽ có bổn phận chôn cất, làm đám tang như chính cha mẹ của mình. Xác cá sau đó sẽ được tắm bằng rượu, niệm bằng vải đỏ và được mai táng tại các đụn cát gần biển. Hằng năm, người dân địa phương sẽ chọn ngày Cá Ông lụy bờ để làm lễ tế Cá Ông.
Trong ngày lễ này, bàn thờ sẽ được ngư dân trang hoàng rực rỡ, uy nghi. Ngoài ra, các gia đình đều đặt bàn hương án, soạn sửa đồ lễ tế cá voi. Tại các tàu thuyền, ngư dân cũng sẽ chuẩn bị chăng đèn kết hoa. Trong đêm đầu tiên của lễ tế Cá Ông, các vị chánh bái hay còn gọi là các vị cao niên của làng chài sẽ thực hiện nghi lễ cầu an. Họ dâng đồ lễ và đọc văn tế bày tỏ sự biết ơn của dân làng với công đức của Cá Ông, cầu mong về một mùa đánh bắt bội thu, thuyền bè vươn khơi trở về an toàn.

Ý nghĩa lễ tế Cá Ông
1.3.Ý nghĩa lễ tế Cá Ông
Lễ tế Cá Ông thường được tổ chức vào ngày kỵ, tức là ngày mất của Cá Ông hoặc tại vùng có Cá Ông chết. Đây là cách để thể hiện lòng biết ơn và tôn kính của ngư dân đối với thần linh đã luôn che chở và bảo vệ họ trên biển. Lễ tế còn thể hiện sự ước nguyện của ngư dân, mong biển yên ả và sóng lặng, mùa đánh bắt sẽ đem lại bội thu và mọi người sẽ trở về an lành sau mỗi chuyến ra khơi

Ý nghĩa của Lễ hội rước Cá Ông
2 Nghi thức lễ tế Cá Ông
2.1 Lễ cầu an
Lễ cầu an thường diễn ra vào ngày lễ đầu tiên tại làng Cá Ông. Những vị chánh tế, người lớn tuổi uy tín trong làng chài sẽ đại diện cho cộng đồng dâng lễ và thể hiện lòng thành kính biết ơn của người dân đối với công đức to lớn của Cá Ông. Họ cầu nguyện cho cá đánh đến đâu thì tiêu thụ đến đó, ra khơi bình an, thuận lợi và mang về tôm cá đầy khoang.Rạng sáng ngày hôm sau, cả làng bắt đầu chuẩn bị cho nghi thức rước Cá Ông trên biển. Thực hiện đánh trống để thông báo mọi người và chuẩn bị cho lễ cầu an. Tất cả các tàu thuyền của làng chài cùng nhau ra khơi, đi đến vị trí đã được xác định trước đó để "xin keo" từ vị chánh tế.Việc này mang ý nghĩa xin lời khuyên và sự ủng hộ từ thần linh về các dự định và kế hoạch năm mới có thực hiện được hay không. Khi việc xin keo thành công, tất cả các tàu sẽ quay trở lại bờ, theo hiệu lệnh của vị chánh tế.

Lễ cầu an
2.2 Lễ chánh tế
Đến nửa đêm hôm sau, lễ chánh tế chính thức được tổ chức. Nghi lễ bao gồm các hoạt động quan trọng như lễ khai mỏ, đội học trò dâng hương và tổ chức các chương trình văn hóa, giao lưu.
Trong đó, điểm đặc biệt là loại hình văn nghệ dân gian chèo bả trạo. Mỗi người dân sẽ mặc những bộ trang phục độc đáo và tham gia vào ca hát và kết hợp với các động tác mô phỏng lại quá trình chèo thuyền trên bờ. Mục đích của hoạt động này là tái hiện lại cuộc sống hàng ngày tại vùng sông nước của người dân làng chài.

Lễ chánh tế
3.Các hoạt động hấp dẫn trong phần hội của lễ tế Cá Ông
Trong lễ tế Cá Ông, bạn sẽ được tham gia các hoạt động hấp dẫn như hát hò khoan, hát bội và hát bả trạo. Ngoài ra, còn có hoạt động thi chèo thuyền đầy hấp dẫn, náo nhiệt tạo nên không khí vui tươi, phấn khởi.

Các hoạt động hấp dẫn trong phần hội của lễ tế Cá Ông
4. Kinh nghiệm đi lễ tế Cá Ông
Đầu tiên, việc nắm vững thời gian và địa điểm của lễ tế là rất quan trọng. Nên nắm vững lịch trình để có thể tham gia được mọi hoạt động diễn ra trong ngày.
Thứ hai, chuẩn bị trước cho việc tham gia vào các hoạt động văn hóa, đặc biệt là trình diễn văn nghệ dân gian. Nếu muốn, bạn cũng có thể mặc trang phục truyền thống để phù hợp với không khí vui tươi của lễ hội.
Cuối cùng, đừng quên mang theo máy ảnh hoặc điện thoại để ghi lại những khoảnh khắc đáng nhớ của buổi lễ tế nhé!