Ngày Đức Phật Vesaka Bochea

Lễ hội

Đại lễ Phật đản hay là Vesak Bochea (gốc tiếng Phạn là Vaiśākha) tại Campuchia là ngày kỷ niệm ba sự kiện quan trọng trong cuộc đời đức Phật Thích Ca ( Phật đản sinh, Phật thành đạo và Phật nhập Niết bàn).Đây cũng là một ngày lễ quốc gia, là thời gian để người dân đất nước chùa Tháp thể hiện lòng thành kính đến đức Phật.

Vào ngày này, người dân Campuchia thường mặc đồ trắng lên chùa để bày tỏ tâm thành kính tri ân đức Phật với trí tuệ và những giáo pháp của Ngài.

Bộ trưởng Khiev Kanharith và cán bộ bộ Thông tin Campuchia cúng dường tại chùa.

Ngày lễ thiêng liêng này là thơi gian phật tử bày tỏ tâm thành kính tri ân Đức phật với trí tuệ và những giáo pháp của Ngài . Giáo pháp của Ngài chính là kim chỉ nam trong cuộc sống và các phật tử kính mừng Đại lễ Vesaka Bochea thể hiện những tâm ý , mong muốn một cuộc sống hòa bình và hạnh phúc cho nhân loại ; được thể hiện bằng những hành động cụ thể như quyên góp lương thực , tiền bạc , tặng quà cho người già và người tàn tật .

Đối với phật tử Campuchia , ngày lễ Vesaka Bochea được tổ chức ở các cơ sở tự viện bao gồm các hoạt động như tu tập , thiền định , tụng kinh , thuyết pháp . Mọi người có thể mang các thực phẩm , nến và hương hoa để cúng dường chư tôn tịnh đức tăng già tại các ngôi chùa . Mọi lứa tuổi có thể đi nghênh tiếp chư tôn tịnh đức tăng già với tâm thành kính , tay cầm nến , nén nhang và đóa hoa sen . Buổi nghênh tiếp tượng trưng cho sự chúc phúc cát tường do Tam bảo ban cho. Hàng nghìn chư tăng từ các chốn sơn môn trên khắp mọi miền đất nước , đều được cung thỉnh đến để cúng dường tự sự , cầu phúc báu nhân thiên hiện tại và kiếp sống trong tương lai .

Vì tại Campuchia Phật giáo được coi là Quốc Đạo .

Vesaka Bochea thường được cử hành vào ngày trăng tròn của Vesakha theo Phật lịch . Ngày của Đại lễ co thể thay đổi theo múi thời gian từ năm này sang năm khác , nhưng nó thường diễn ra vào tháng Tư hay tháng Năm .

Thái Lan là quốc gia Phật giáo đã 5 lần tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc. Ngày lễ Vesak còn được gọi là Visaka Bochea Day tại Campuchia và Vixakha Bouxa Day tại Lào. Tại Lào, trong thời gian lễ hội Vesak, khí trời nóng bức và không mưa, người ta thường bắn pháo hoa với ước nguyện sẽ có mưa.

Lễ Phật đản được công nhận là một ngày nghỉ lễ chính thức tại miền Nam Việt Nam. Quyết định này bắt đầu từ năm 1958 do chính phủ Đệ Nhất Cộng hòa của chính thể Việt Nam Cộng hòa thông qua. Vào ngày này thường có diễn hành xe hoa trên đường phố. Khi Việt Nam thống nhất sau khi chấm dứt chiến tranh Việt Nam năm 1975, thì ngày này không còn là ngày lễ quốc gia.

Năm 2008, Đại lễ Phật Đản Liên Hợp Quốc được tổ chức ở Việt Nam, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội. Từ sau Đại lễ Phật Đản Vesak 2008, ngày lễ này ngày càng được Phật giáo Việt Nam tổ chức long trọng trên cả nước. Nhiều hoạt động phong phú trong ngày này như diễn hành, rước xe hoa, văn nghệ và các hoạt động từ thiện khác.

Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc – Vesak 2014 lần thứ 11 và Hội thảo Phật giáo quốc tế do Việt Nam đăng cai diễn ra tại chùa Bái Đính, tỉnh Ninh Bình. Chủ đề chính của Đại lễ là “Phật giáo góp phần thực hiện thành tựu các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc”.

Những năm gần đây, ngày Phật Đản được coi là một ngày lễ hội quan trọng. Dịp này thu hút sự tham gia không chỉ của Phật tử mà còn là của người dân trên mọi miền của Việt Nam.

Lễ Vesak ở Singapore được tổ chức vào ngày 15/4 m lịch, thường rơi vào tháng 5 theo Dương lịch. Vào ngày này, Phật tử ở Singapore sẽ tụ tập tại các ngôi chùa trước bình minh. Sau đó, nghi lễ treo cờ Phật giáo sẽ được diễn ra và hát nói về lòng tôn kính dành cho: Đức Phật, Giáo huấn của Ngài và các Chư tăng môn đệ. Những người sùng đạo thường mang theo các đồ lễ đơn giản như hoa, nến và hương đặt ở dưới chân Đức Phật.

Những Phật tử ở tuổi thanh thiếu niên thường tổ chức các hoạt động hiến máu hàng loạt tại các bệnh viện. Những nghi thức được thực hiện trong ngày lễ Phật đản: tụng kinh, phóng sinh các loài chim và động vật, ăn chay và lau chùi các bức tượng Phật. Bởi theo truyền thuyết thì Ngài được tắm rửa dưới dòng nước của chín con rồng ngay khi sinh ra. Các Phật tử tin rằng nếu họ làm những điều tốt đẹp vào ngày lễ Phật đản thì họ sẽ nhận được những điều tốt đẹp.

Tại Trung Quốc, Phật giáo đã có mặt gần 2000 năm. Phật giáo từng là tư tưởng chủ đạo cho chính quyền và người dân trong một số triều đại. Lễ Phật đản được tổ chức từ thời Tam Quốc, đã ảnh hưởng sâu rộng trong xã hội qua nhiều giai đoạn lịch sử. Nhưng ngày nay, Phật giáo không còn ảnh hưởng sâu sắc trong xã hội Trung Quốc như trước từ khi theo xã hội chủ nghĩa. Người dân chỉ còn biết đến Phật giáo như là một tôn giáo lo ma chay, cúng kiếng, võ thuật… Lễ Phật đản vì vậy chỉ được tổ chức trong khuôn viên tự viện và ít được xã hội quan tâm hơn.

Phật giáo Đài Loan có ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống thường nhật của người dân nơi đây. Từ năm 1999, ngày Phật đản đã là một ngày nghỉ lễ quốc gia ở Đài Loan. Ngày lễ được tổ chức hàng năm vào ngày Chủ nhật thứ Hai của tháng 5 và trùng với Ngày của Mẹ.

Nghi lễ trong dịp này thường bắt đầu với điệu nhảy truyền thống và hát ca khúc Phật giáo. Một bức tượng của Đức Phật được rước vào địa điểm kèm theo âm nhạc. Và buổi lễ bắt đầu với phần dâng cúng 5 vật phẩm là hoa, trái cây, hương, thực phẩm, và đèn cho Đức Phật.

Tại Hàn Quốc, Ngày Phật đản là ngày lễ quốc gia. Ngày này được gọi là 석가 탄신일 (Seokga tansinil), có nghĩa là “Phật đản” hoặc 부처님 오신 날 (Bucheonim osin nal) có nghĩa là “ngày Đức Phật đến”. Cho tới nay, lễ Phật đản đã phát triển thành một trong những lễ hội văn hóa lớn nhất của quốc gia. Ngày lễ này thường được tổ chức vào ngày 8/4 m lịch. Hiện nay, Đại lễ Phật đản tại Hàn Quốc thường được tổ chức trong thời gian đầu tháng 4 cho đến cuối tháng 4 m lịch.

Lễ hội Phật đản diễn ra tại nhiều nơi công cộng, và trên những đường phố. Trưng bày và diễn hành lồng đèn là một trong những chương trình ấn tượng và gây nhiều xúc cảm nhất. Lễ hội lồng đèn (Yeon Deung Hoe) thường kéo dài 1 tuần cho đến ngày chính thức Phật đản. Riêng tại thủ đô Seoul, ước tính có khoảng trên 100.000 lồng đèn với nhiều hình dáng và màu sắc đã được trưng bày trên những đường phố. Bên cạnh đó, trong ngày này, nhiều ngôi chùa cung cấp bữa ăn miễn phí và trà cho tất cả du khách.

Tại Nhật Bản, Phật giáo truyền đến từ cuối thế kỷ thứ VI và là tôn giáo chính trong giai đoạn trung và đầu cận đại. Ngày nay, vai trò của tôn giáo ít ảnh hưởng mạnh đến đời sống thường ngày ở Nhật Bản. Lễ Phật đản thường gắn liền với lễ hội hoa Anh đào, cũng chỉ giới hạn trong phạm vi tự viện và trong quần chúng Phật tử.

Như một kết quả của thời Minh Trị Duy Tân, Nhật Bản đã thông qua lịch Gregorian (Dương lịch) thay m lịch của Trung Quốc từ năm 1873. Trong nhiều ngôi chùa Nhật Bản, ngày Đức Phật sinh được tổ chức vào ngày 8/4 Dương lịch, và ít khi theo những ngày m lịch của Trung Quốc.

 

Thông tin chi tiết

Địa điểm

Campuchia

Tác giả

Trần Thị Thủy

Đề xuất

Hạn chế

📅 22/02/2025 🌙 25/01/2025