Âm Lịch 30/9

Ngày lễ tổ tiên Pchum Ben

Lễ hội Bắt đầu ngày 30/9🌙 Âm lịch 16 ngày

Từ ngày 13-15/10, người dân Campuchia đã đón kỳ nghỉ lễ Phchum Ben – một trong 3 lễ hội truyền thống lớn và quan trọng nhất ở nước này. Phố phường Phnom Penh vắng hơn thường lệ khi một bộ phận cư dân thủ đô đã về quê đón lễ từ những ngày trước.

Tương tự như tháng lễ Vu Lan của Việt Nam, lễ hội Phchum Ben là dịp để tưởng nhớ gia tiên đã khuất cũng như cầu siêu cho các vong hồn. Mùa lễ Pchum Ben 2023 diễn ra từ ngày 1 đến ngày 15 của tháng Phetrabot theo lịch cổ truyền của Campuchia, tương ứng với các ngày từ 30/9-15/10 dương lịch.

Là ngày lễ truyền thống được người dân Campuchia duy trì từ bao đời qua, Phchum Ben diễn ra trong 15 ngày, từ ngày đầu tiên gọi là ngày Kan Ben đến ngày cuối gọi là Phơ-chum Bân, tức ngày giỗ hội.

Trong những ngày lễ, người dân thường dậy sớm để chuẩn bị đồ ăn, bánh trái… để mang lên chùa cúng dường chư tăng với sở nguyện tưởng nhớ, tri ân công ơn của đấng sinh thành, ông bà, tổ tiên; đồng thời hồi hướng công đức, phước báo đến người thân 7 đời đã mất.

Theo tín ngưỡng truyền thống, người dân Campuchia vẫn duy trì tập tục rải cơm vắt vào thời điểm rạng sáng trong những ngày Kan Ben, một nghi thức có từ thờ cổ xưa gắn liền với mùa Phơ-chum Bân, cùng sở nguyện gửi vật thực đến những linh hồn không nơi nương tựa.

Vương quốc Campuchia có khoảng 17 triệu dân, chủ yếu là tín đồ Phật giáo. Theo số liệu thống kê mới nhất, cả nước có hơn 5.100 ngôi chùa với khoảng 71.000 vị sư thuộc hai hệ phái Mô-ha Ni-cai và Thom-ma-dút Ni-cai. Để tạo điều kiện cho người dân đi lại trong kỳ nghỉ lễ, chính quyền đã bố trí các phương tiện vận chuyển miễn phí hoạt động liên tục, thông thêm cầu tạm và tăng cường lực lượng ứng trực để đảm bảo xử lý kịp thời các tình huống phát sinh./.

Những ngày này cũng chính là thời điểm cuối cùng trong 3 tháng an cư tịnh tu của chư tăng Phật tử, là ngày mãn hạ, dâng y. Sở dĩ người ta nói đây là lễ hội lớn nhất của Campuchia cũng bởi cũng nó kéo dài 15 ngày liên tiếp với những nghi thức truyền thống của Phật giáo.

Xuất phát từ tín ngưỡng tôn giáo của người dân xứ Chùa Tháp tin rằng con người khi chết đi sẽ đi vào một thế giới khác mà người ta hay gọi là địa ngục, và như vậy, sẽ có sự siêu thoát và sự tồn tại của những bóng ma. Một số người sau khi chết đi, vì những nghiệp ác gây ra từ khi còn sống nên khi chết phải chịu hình phạt dưới địa ngục và bị tra tấn ở dưới đó. Địa ngục có nghĩa là một thế giới hoàn toàn khác với thế giới của con người, là nơi mà những linh hồn của người chết không thể nhìn thấy mặt trời, không có quần áo để mặc, không có đồ ăn thức uống để dùng. Chỉ có đến ngày lễ Pchum Ben, linh hồn của tổ tiên 7 đời sẽ trở về nhân gian thăm con cháu và hưởng thụ những đặc ân theo lời mời gọi của người thân trong gia đình họ. Người thân sẽ dâng tế những loại thực phẩm và làm lễ cúng dường cho họ.

Theo truyền thống của lễ hội, 14 ngày đầu tiên được gọi là Kan Ben. Trong 14 ngày của Kan Ben, người dân trong làng thay phiên nhau mang thực phẩm và nến đến các đền thờ, chùa chiền để dâng cúng cho các nhà sư. Ngoài ra, người dân cũng dâng cúng các đồ dùng cần thiết trong cuộc sống cho các vị tăng ni phật tử. Việc này vừa thể hiện sự tôn trọng, biết ơn đối với chư tăng, vừa mong được bình an và cầu nguyện cho vong linh của ông bà tổ tiên không may đã làm điều gì sai trái, tội lỗi có thể sớm được siêu thoát.

Ngày 15 hay còn gọi là ngày Ben Thom, là ngày quan trọng nhất trong toàn bộ lễ hội. Tất cả mọi người trong vùng sẽ ăn vận thật đẹp, nô nức tới chùa với các món đồ ăn, hoa quả, bánh gạo nếp và quà cho các nhà sư được chuẩn bị kỹ lưỡng.

Sau khi lễ xong, các sư thầy trong chùa sẽ ban lời chúc tốt lành đến mỗi người. Lễ sẽ được hạ xuống và mọi người cùng ăn chung với nhau, cùng nhau cười nói thể hiện tinh thần đoàn kết, gắn bó với nhau trong cuộc sống.

Dịp lễ này là thời điểm người dân Campuchia bày tỏ sự kính trọng của họ đối với cha mẹ, ông bà, tổ tiên 7 đời. Vào ngày này, các sư tăng phật tử sẽ thay phiên nhau tụng kinh suốt ngày đêm bằng tiếng Pali.

Lễ hội Pchum Ben có nhiều ý nghĩa quan trọng đối với người dân Campuchia: một là xin sự tốt lành cho bản thân mình, thứ 2 xin sự bình an cho người thân và thứ 3 là để bày tỏ lòng tôn kính của tổ tiên, ông bà quá cố.

Theo niềm tin người Camphuchia, nếu người nào không tuân theo các thông lệ trong dịp lễ Pchum Ben sẽ bị tổ tiên tức giận mà nguyền rủa. Do đó, để mong muốn có được cuộc sống yên bình, ít khổ đau, người ta sẽ làm những mâm cơm để cúng ông bà tổ tiên; mang đồ ăn thức uống, quần áo và đồ dùng cần thiết cúng dường cho các nhà sư. Ngoài ra, họ còn giúp đỡ những người nghèo và người tàn tật... để tích góp công đức, phần nào bù đắp lại những sai trái, tội lỗi phạm phải trong quá khứ và cũng họ cũng tin rằng việc làm này sẽ giúp cho các linh hồn tổ tiên được siêu thoát.

Không chỉ là ngày báo hiếu tổ tiên, lễ hội này còn là dịp để con cháu có thể trở về nhà, sum họp với gia đình và cùng người dân trong làng tổ chức lễ hội. Có thể nói, đây là một lễ hội đầy màu sắc, vì tất cả mọi người thường sẽ chọn những bộ trang phục đẹp nhất, lộng lẫy nhất để cùng nhau đón lễ.

Món ăn đặc trưng của ngày lễ này là món bánh “Bay Ben”, được làm từ bột gạo nếp nấu với nước cốt dừa, món bánh gần tương tự với bánh trôi, bánh chay của Việt Nam. Trong mùa lễ hội còn có các nghệ sĩ trình diễn những điệu nhạc truyền thống như yike và lakhon basac.

Có thể nói, lễ hội Pchum Ben là nét văn hóa đặc sắc của người Campuchia. Thông qua lễ hội, người ta có thể thấy được những nét đẹp trong văn hóa và con người nơi đây, đặc biệt là tấm lòng hiếu thảo, nhắc nhở thế hệ con cháu phải luôn nhớ đến công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ, ông bà tổ tiên.

Theo ngôn ngữ Khmer, từ “ Pchum” mang ý nghĩa “ cuộc gặp gỡ, hội ngộ”. Người Khmer tin rằng có sự liên hệ và gắn bó giữa tổ tiên con cháu, người sống và người đã khuất có thể liên hệ với nhau, những linh hồn sẽ tìm đến những người đã thân của mình để chuộc lại những lỗi lầm từ kiếp trước của họ qua những nghi thức đặc biệt.

Lễ hội Pchum Ben được diễn ra với nhiều ý nghĩa quan trọng đối với người dân Campuchia. Một là xin sự tốt lành cho bản thân mình, thứ 2 xin sự bình an cho người dân và thứ 3 là để bày tỏ lòng tôn kính và biết ơn của mình đối với ông bà, tổ tiên.

Người Campuchia tin rằng trong ngày lễ này chứ Tăng chú nguyện sẽ giúp tổ tiên của họ thoát khỏi cảnh giới khổ đau, thác sanh về cảnh giới hạnh phúc hơn và những ai không thực thi theo lễ Pchum Ben thì sẽ bị tổ tiên khiển trách. Ngày nay, lễ Pchum Ben có mối quan hệ rất mật thiết với xã hội, là chiếc cầu nối văn hóa, là khái niệm thống nhất và thịnh vượng của quốc gia, mang lại điều may mắn cho tấc cả người dân Campuchia.

Lễ hội Pchum Ben được diễn ra với nhiều ý nghĩa quan trọng đối với người dân Campuchia: một là xin sự tốt lành cho bản thân mình, thứ hai là xin sự bình an cho người thân và thứ ba là để bày tỏ lòng tôn kính trọng và biết ơn của mình đối với ông bà tổ tiên.

Trong mùa lễ hội, chư tăng thay phiên nhau tụng kinh bằng tiếng Pali liên tục không ngừng nghỉ suốt cả ngày và đêm để cầu nguyện và cứu độ những vong linh đã quá vãng.

Trong các nghi thức tôn giáo được thực hiện trong ngày lễ, có một nghi thức gọi là “mở cửa địa ngục”, với ý niệm là cứu giúp những vong linh bị đọa đầy trong các địa ngục tạm thời thoát khỏi hình phạt trong mùa lễ hội.

Ngoài việc tụng kinh siêu độ vong linh, người dân Campuchia còn dâng phẩm vật lên cúng tổ tiên, ông bà đã quá vãng.

Bên cạnh đó, một việc làm không thể bỏ qua trong mùa lễ hội Pchum Ben của người Campuchia đó là cúng dường phẩm vật lên chư tăng.

Để tổ chức lễ cúng dường chư tăng trong ngày Pchum Ben, người dân địa phương sẽ ăn vận thật đẹp, nô nức tới chùa với các món đồ ăn, hoa quả, bánh gạo nếp và quà cho các nhà sư được chuẩn bị kỹ lưỡng.

Sau khi lễ xong, các sư thầy trong chùa sẽ ban lời chúc tốt lành đến mỗi người. Lễ sẽ được hạ xuống và mọi người cùng ăn chung với nhau, cùng nhau cười nói thể hiện tinh thần đoàn kết, gắn bó với nhau trong cuộc sống.

Ngoài ra, trong lễ hội này, người dân Campuchia còn giúp đỡ những người nghèo và người tàn tật... để tích góp công đức, và họ cũng tin rằng việc làm này sẽ giúp cho các linh hồn tổ tiên được siêu thoát.

 

 

 

 

 

 

 

 

Thông tin chi tiết

Thời gian sắp diễn ra
0Ngày
0Giờ
0Phút
0Giây

Địa điểm

Campuchia

Tác giả

Trần Thị Thủy

Đề xuất

Hạn chế

📅 22/02/2025 🌙 25/01/2025